Cách tốt nhất để phục hồi làn da bị tổn thương
Da tổn thương có thể là do chấn thương bên ngoài, kích ứng hoặc các thủ thuật thẩm mỹ khác. Vậy, làm cách nào để phục hồi da tổn thương một cách hiệu quả?
Da tổn thương có thể là do chấn thương bên ngoài, kích ứng hoặc các thủ thuật thẩm mỹ khác. Vậy, làm cách nào để phục hồi da tổn thương một cách hiệu quả?
Tốc độ tự phục hồi của làn da bị tổn thương nhanh hay chậm sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố như mức độ nghiêm trọng của vết thương, tuổi tác, sức khỏe và lối sống của bạn. Trong quá trình phục hồi, bạn cũng có thể trải qua những cảm giác khó chịu hoặc thậm chí là đau đớn và gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, đây là một phần tự nhiên của quá trình phục hồi và sẽ thay đổi tùy thuộc vào các giai đoạn khác nhau.Vì thế, vết thương cần được chăm sóc một cách kỹ càng và thích hợp.
Một số cảm giác có thể có khi vết thương đang phục hồi:
Chìa khóa để phục hồi làn da là vết sẹo đạt được trạng thái tốt nhất, ít nhạy cảm nhất và có thể nhìn thấy vết sẹo. Tình trạng sẹo sẽ phụ thuộc vào các yếu tố khác nhau. Bên cạnh loại da, sức khỏe và việc bạn có hút thuốc hay không thì cách bạn chăm sóc làn da bị tổn thương cũng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong quá trình phục hồi. Dưới đây là một số mẹo giúp đẩy nhanh quá trình phục hồi da:
1. Làm sạch vùng da tổn thương bằng nước sạch hoặc dung dịch nước muối, khử trùng nếu cần thiết.
2. Bôi kem dưỡng phục hồi da có tác dụng phục hồi da mỗi ngày khi vết thương đã khô và vùng da đã liền lại.
3. Đừng bóc các lớp vảy trên vết thương nếu bạn không muốn bắt đầu quá trình phục hồi da lại từ đầu. Ngoài nguy cơ bị nhiễm trùng, vết thương khả năng cao sẽ để lại sẹo. Nếu cảm thấy ngứa, hãy chườm túi đá hoặc dùng găng tay ẩm chạm nhẹ để làm dịu da. Nhưng hãy chắc chắn rằng bạn sẽ không tạo ra bất kỳ ảnh hưởng nào trên vết thương nhé!
4. Tránh để làn da bị tổn thương tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong vòng 12-18 tháng. Đối với những vùng da thường xuyên tiếp xúc với ánh nắng mặt trời, bạn nên thoa kem làm lành sẹo có khả năng chống nắng cao để tránh nguy cơ tăng sắc tố. Nếu không, bạn cũng có thể giữ băng keo cá nhân trên vết thương. Đối với trẻ nhỏ, một áo phông chống tia UV cũng là một lựa chọn tốt. Và hãy nhớ thoa lại kem chống nắng có chỉ số cao sau mỗi lần xuống nước nhé!
Uống nhiều nước và dưỡng ẩm bằng kem phục hồi da.
Hút thuốc làm chậm quá trình phục hồi vết thương - hãy cố gắng ngừng hoặc hạn chế sử dụng thuốc lá.
Áp dụng một chế độ ăn uống cân bằng và tránh xa đồ uống có cồn. Bạn có thể tham khảo ý kiến của chuyên gia dinh dưỡng để được tư vấn về các loại thực phẩm bổ sung nên dùng trước hoặc sau khi ăn. Không nên bắt đầu chế độ ăn kiêng mà không tham khảo ý kiến của chuyên gia, đặc biệt là sau khi sinh, vì điều quan trọng là hạn chế thiếu hụt những chất dinh dưỡng cần thiết như protein, vitamin B5, C và A, omega 3 và 6 giúp tối ưu hóa quá trình phục hồi làn da.
Chọn quần áo thoải mái không có đường may và đồ lót không dây. Khuyến khích sử dụng vớ, đặc biệt là sau khi sinh.
Không hạn chế việc tập thể dục nhưng phải nhẹ nhàng, không quá gắng sức, tránh gây nguy hiểm cho quá trình phục hồi vết thương. Hãy dành 15-21 ngày nghỉ ngơi để da tự phục hồi và đừng tác động quá nhiều vào phần da của bạn trong giai đoạn này.
Nếu có thắc mắc, hãy liên hệ với chuyên gia chăm sóc sức khỏe - thường xuyên nếu cần. Nếu bạn cảm thấy tự ti về vết sẹo của mình hoặc quá tải sau khi sinh (10% trường hợp trầm cảm xảy ra sau khi sinh), hãy nhờ đến sự trợ giúp của chuyên gia tâm lý. Đây là một hiện tượng phổ biến, vì vậy hãy đảm bảo rằng bạn nhận được sự hỗ trợ cần thiết.
Sau khi phẫu thuật hoặc làm tiểu phẫu, bạn thường phải băng bó và thay băng trong một thời gian. Các chuyên gia chăm sóc sức khỏe sẽ chọn loại thích hợp nhất dựa trên tình trạng da và vết thương của bạn. Tuy nhiên, đối với những vết thương nhỏ, tốt hơn hết bạn nên để chúng tiếp xúc với không khí để vảy nhanh hình thành. Không có bất cứ quy tắc nào, điều quan trọng là nên cân nhắc về mức độ nghiêm trọng cũng như vị trí của phần da bị tổn thương trên cơ thể. Luôn hỏi ý kiến của bác sĩ, y tá hoặc dược sĩ để được tư vấn cụ thể hơn nhé!.
Xoa bóp vết sẹo giúp chúng phục hồi nhanh hơn và hiệu quả hơn. Các nhà vật lý trị liệu thường chăm sóc các vết sẹo sau phẫu thuật, cũng như các vết sẹo do chấn thương (ví dụ như sau gãy xương), thấp khớp (đặc biệt với các bộ phận giả), hoặc thậm chí là sẹo mổ lấy thai hoặc sẹo tầng sinh môn.
Xoa bóp giúp tái hấp thu mô sẹo, tránh bám dính và nếu tổn thương ở khớp thì giúp phục hồi khả năng vận động. Khi làn da tự phục hồi sẽ tạo ra các tế bào da thay thế, lớp da hoàn toàn mới này có thể dính vào cơ, xương, gân và các mô lân cận , hiện tượng này xảy ra sâu bên trong da và tác động đến độ mềm mại của phần da được phục hồi.
Làm thế nào để xoa bóp vết sẹo? Dưới đây là một số lời khuyên từ Marie-Laure Benicourt-Lemoine, nhà vật lý trị liệu và Camille Tallet, nhân viên hộ sinh.
Trước hết, hãy rửa sạch và lau khô tay cẩn thận.
Bôi kem phục hồi lên vết sẹo của bạn để chuẩn bị mát-xa.
Giúp da mềm mại hơn bằng cách xoa nhẹ.
Thực hiện theo phương pháp "sờ nắn và cuộn":
Xoa bóp vết sẹo của bạn trong vòng 5 phút, lặp lại 2 lần mỗi ngày nhưng chỉ khi vết thương đã liền lại hoàn toàn - thường 2-3 tuần sau khi phẫu thuật. Tiếp tục xoa bóp vết sẹo trong khoảng thời gian do chuyên gia chăm sóc sức khỏe của bạn chỉ định.
Xoa bóp vết sẹo tầng sinh môn rất khác với xoa bóp vết sẹo mổ lấy thai hoặc sau phẫu thuật. Camille Tallet, nhân viên hộ sinh, giải thích rằng bạn cần phải đặt ngón tay cái vào bên trong âm hộ và ngón tay trỏ ở bên ngoài. Di chuyển ngón tay cái của bạn rời khỏi vị trí ngón trỏ của bạn. Sau đó di chuyển ngón trỏ, giữ ngón cái ở vị trí cũ. Thực hiện chuyển động này từ phải sang trái và từ trên xuống dưới.
Đừng ngần ngại nhờ nhân viên hộ sinh hoặc nhà vật lý trị liệu hướng dẫn bạn.
Nếu quá trình chữa lành vết thương sau mổ lấy thai hoặc tầng sinh môn gây đau đớn, đừng ngần ngại tham khảo ý kiến chuyên gia chăm sóc sức khỏe. Thiết bị chuyên dụng - như LPG y tế, tần số vô tuyến hoặc điều chế quang - có thể được sử dụng dưới sự giám sát y tế trong việc giúp làn da tự phục hồi.