1. Mụn nội tiết là gì?

Mụn nội tiết, hay còn gọi là mụn trứng cá (Hormonal Acne), là loại mụn hình thành do sự biến đổi của hormone trong cơ thể. Loại mụn này thường xuất hiện ở những giai đoạn có sự thay đổi lớn về hormone, chẳng hạn như dậy thì, kinh nguyệt, mang thai hoặc mãn kinh.

Mụn nội tiết có thể xuất hiện ở nhiều khu vực trên cơ thể như mặt, cổ, ngực và lưng. Nó thường xuất hiện dưới dạng các nốt thẳng, nốt trắng hoặc các nốt đỏ sưng.

2. Nguyên nhân của mụn nội tiết

Nguyên nhân chính gây nên mụn nội tiết xuất phát từ sự mất cân bằng hormone bên trong cơ thể, khiến cho tuyến dầu hoạt động mạnh mẽ, xuất hiện tình trạng vảy sừng bong tróc nhiều hơn, bã nhờn tích tụ ngày càng nhiều trên bề mặt da gây bít tắc lỗ chân lông và sinh ra mụn.

Mụn nội tiết có thể phát triển từ mụn đầu trắng, mụn đầu đen đến mụn viêm, mụn mủ và u nang.

3. Đặc điểm của mụn nội tiết tố

  • Một trong những dấu hiệu thường thấy ở mụn nội tiết là mụn thường xuất hiện ở vùng cằm và xương hàm. Các nốt mụn lên khá dày và tình trạng thường kéo dài liên tục, không có dấu hiệu thuyên giảm.
  • Mụn do rối loạn nội tiết thường là mụn bọc và mụn mủ, nốt mụn hay bị sưng to và đỏ. Đồng thời, loại mụn này thường xuất hiện nhiều ở cùng một vị trí khiến bạn vô cùng tự ti và không muốn để lộ vùng da này.
  • Mụn nội tiết xuất hiện ở mọi lứa tuổi, kể cả bạn đang trong độ tuổi dậy thì, phụ nữ mãn kinh hay đang 20-30 tuổi, bạn đều có thể bị mụn nội tiết tố. Đặc biệt, ở độ tuổi 20, tỷ lệ người bị mụn nội tiết khá cao, bởi vì đây là thời điểm tuyến bã nhờn hoạt động mạnh nhất và rất dễ gây mụn viêm, mụn bọc, u nang…
mụn nội tiết

Mụn nội tiết kéo dài dai dẳng, tái đi tái lại mãi không hết phần lớn bắt nguồn từ phương pháp điều trị và chăm sóc da không đúng. Vậy có những cách nào giúp chúng ta điều trị loại mụn này hiệu quả? Hãy cùng Bioderma tìm hiểu ở phần tiếp theo

4. Triệu chứng nổi mụn nội tiết

Mụn nội tiết có thể xuất hiện dưới nhiều hình thức khác nhau, và dưới đây là một số triệu chứng phổ biến:

  1. Mụn xuất hiện nhiều ở vùng cằm và xương hàm: Đây là dấu hiệu phổ biến của mụn nội tiết, thường xuất hiện ở những khu vực có nhiều tế bào lông.
  2. Mụn bọc hoặc mụn mụt: Những nốt mụn này có thể lớn và đỏ sưng, thường xuất hiện ở mặt, cổ hoặc ngực.
  3. Mụn mụt: Đây là loại mụn nặng nhất, thường xuất hiện dưới da và có thể gây đau.
  4. Mụn không thuyên giảm mặc dù qua tuổi dậy thì: Mụn nội tiết có thể không thuyên giảm ngay cả khi bạn đã qua tuổi dậy thì1.
  5. Mụn xuất hiện khi stress hoặc cảm xúc căng thẳng: Cảm xúc căng thẳng và stress có thể làm tình trạng mụn nội tiết trở nên tồi tệ hơn.

Nếu bạn gặp phải các triệu chứng này, hãy thử duy trì lối sống lành mạnh, sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp và nếu cần, tìm gặp bác sĩ da liễu để được tư vấn và điều trị kịp thời.

5. Điều trị mụn nội tiết

Mụn nội tiết là một trong những loại mụn vô cùng cứng đầu và gây nhiều khó khăn trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, nếu được chữa trị đúng cách thì tình trạng mụn vẫn có thể được khắc phục chỉ sau một thời gian nhất định. Bạn có thể tham khảo một số cách sau đây để ngăn ngừa mụn nội tiết trên da hiệu quả.

5.1. Phương pháp điều trị truyền thống cho mụn nội tiết

5.1.1. Dùng sữa rửa mặt trị mụn

Khi bị mụn nội tiết, tuyến bã nhờn hoạt động rất mạnh mẽ dẫn đến tình trạng làn da của bạn tiết nhiều dầu nhờn. Khi dầu nhờn kết hợp với bụi bẩn bám trên da hằng ngày có thể khiến lỗ chân lông bị bít tắc, tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và gây ra mụn. Do vậy, bạn nên làm sạch da bằng sữa rửa mặt cho da mụn mỗi ngày 2 lần sáng và tối để làn da luôn sạch sẽ và ngăn ngừa mụn hình thành. 

Xem thêm: Top 10 sữa rửa mặt cho da mụn được bác sĩ da liễu khuyên dùng

Bạn nên ưu tiên lựa chọn các sản phẩm sữa rửa mặt dịu nhẹ, dạng gel nhằm tránh gây tổn thương cho làn da. Một trong những loại sữa rửa mặt phù hợp cho da mụn được ưa chuộng nhất hiện nay là Gel rửa mặt Bioderma Sébium Gel Moussant. Không chỉ có tác dụng làm sạch, kháng khuẩn và điều tiết bã nhờn, nhờ thành phần có Đồng SulphateKẽm Gluconate, Sébium Gel Moussant còn giúp tiêu diệt khuẩn mụn trên da, làm giảm viêm sưng và xoa dịu những tổn thương do mụn gây ra

sữa rửa mặt trị mụn nội tiết

5.1.2. Sử dụng toner cấp ẩm, làm sạch sâu và se khít lỗ chân lông

Các loại nước hoa hồng hay toner thường được các bác sĩ da liễu khuyên dùng cho da mụn bởi vì nó không chỉ có tác dụng cân bằng độ ẩm, độ pH cho làn da mà còn giúp làm sạch, se khít lỗ chân lông hiệu quả. Do đó, việc sử dụng toner khi bị mụn nội tiết là điều rất cần thiết. 
Với sáng chế Fluidactiv, nước hoa hồng cho da dầu mụn Bioderma Sébium Lotion giúp giảm thiểu bã nhờn, giữ lỗ chân lông luôn thông thoáng và ngăn ngừa mụn hiệu quả. Bên cạnh đó, sáng chế D.A.F còn có công dụng tăng khả năng dung nạp sản phẩm và tăng sức đề kháng cho da.

Xem thêm: Nước hoa hồng có tác dụng gì trong quá trình chăm sóc da?

trị mụn nội tiết

5.1.3. Bảo vệ da với kem chống nắng mỗi ngày

Một trong những bước cực kỳ quan trọng trong quá trình trị mụn nội tiết chính là sử dụng  kem chống nắng đều đặn. Bởi vì da bị mụn nội tiết thường rất nhạy cảm và dễ tổn thương. Do đó, bạn cần tránh để da tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách thoa kem chống nắng và che chắn cho da thật kỹ càng

Sản phẩm Kem chống nắng Bioderma Photoderm AKN Mat SPF 30 là một sự lựa chọn đáng cân nhắc cho người điều trị mụn nội tiết tố. Đây Là dòng kem chống nắng được thiết kế riêng dành cho làn da dầu, da mụn hoặc da có xu hướng dễ nổi mụn. Với chỉ số chống nắng SPF 30PPD 13, sản phẩm Bioderma Photoderm AKN Mat SPF 30 đã được rất nhiều người tin dùng. Ngoài ra, công nghệ chống nắng độc quyền trong sản phẩm giúp đảm bảo lớp màng bảo vệ da hiệu quả khỏi tia UVA, UVB và sáng chế FluidactivTM giúp kiểm soát dầu, điều chỉnh chất lượng bã nhờn và giảm thiểu tối đa khả năng hình thành mụn

kem chống nắng mụn nội tiết

5.2. Phương pháp điều trị mụn nội tiết tự nhiên

Một số sản phẩm chiết xuất từ thiên nhiên có thể giúp mang lại hiệu quả cho làn da trong việc điều trị mụn nội tiết. Phương pháp này thường không có những tác dụng phụ hay gây ra kích ứng cho da, tuy nhiên, hiệu quả mang lại sẽ không rõ rệt.

Các phương pháp điều trị mụn nội tiết tự nhiên có thể kể đến như:

  • Trị mụn nội tiết bằng rau má: rau má có tính mát, tác dụng thanh nhiệt, giải độc cho cơ thể. Ngoài ra, rau má chứa các hoạt chất thuộc nhóm saponin và triterpenoid có khả năng kháng khuẩn, chống viêm hiệu quả.
  • Trị mụn nội tiết với rau diếp cá: Quercetin và isoquercitrin trong rau diếp cá có tác dụng đào thải nội độc tố trong cơ thể, kháng khuẩn tốt.
  • Trị mụn nội tiết bằng trà xanh: Theo y học cổ truyền, trà xanh có vị đắng nhẹ, tính mát, có công dụng thanh nhiệt và giảm mụn nhọt. Ngoài ra, EGCG - thành phần nổi trội trong lá trà xanh có tác dụng chống oxy hóa hiệu quả.

6. Cách phòng ngừa mụn nội tiết

Phòng ngừa mụn nội tiết có thể được thực hiện thông qua một số biện pháp đơn giản nhưng hiệu quả:

  1. Chăm sóc da đều đặn: Sử dụng kem chăm sóc da phù hợp với loại da của bạn, giúp duy trì độ ẩm và cân bằng hormone.
  2. Chế độ ăn uống lành mạnh: Ăn uống cân đối, giàu chất xơ, vitamin và khoáng chất, tránh các thực phẩm nhiều đường và chất béo nặng.
  3. Uống đủ nước: Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể giúp da luôn khỏe mạnh và tránh mụn.
  4. Quản lý stress: Thực hành thiền, yoga hoặc các hoạt động giải trí giúp giảm stress, một yếu tố góp phần gây ra mụn nội tiết.
  5. Tránh xa các sản phẩm gây kích ứng: Chọn các sản phẩm chăm sóc da không chứa hương liệu mạnh, hóa chất độc hại.
  6. Giữ vệ sinh da: Rửa mặt hai lần mỗi ngày, tránh để dầu và bụi bẩn tích tụ trên da.

7. Một số điều cần lưu ý trong quá trình trị mụn nội tiết

Trong quá trình điều trị mụn nội tiết, ngoài việc lựa chọn cho mình một phương pháp trị mụn phù hợp, bạn cần lưu ý một số điều sau để việc điều trị mang lại hiệu quả:

  • Hạn chế trang điểm: Việc sử dụng các loại mỹ phẩm trong thời gian này sẽ rất dễ khiến cho da bị bít tắc lỗ chân lông, các nốt mụn sưng viêm nhiều hơn.
  • Uống nhiều nước lọc và nước ép trái cây mỗi ngày sẽ giúp cho da giảm tiết bã nhờn, da được cấp nước, ẩm mịn tự nhiên.
  • Thực hiện các bước chăm sóc da đều đặn mỗi ngày để giúp đẩy nhanh quá trình hồi phục cho làn da bị mụn nội tiết.
  • Thiết lập chế độ ăn uống, sinh hoạt điều độ, hạn chế căng thẳng, mệt mỏi kéo dài không chỉ bảo vệ sức khoẻ của bạn mà còn giúp điều tiết hormone, kiểm soát bã nhờn tiết ra trên da.

Trên đây là một số chia sẻ về mụn nội tiết và các phương pháp điều trị hiệu quả. Hy vọng bài viết này sẽ mang lại những kiến thức hữu ích, giúp bạn phục hồi lại làn da mịn màng và sáng khỏe của mình