Mụn bọc là một loại mụn viêm có kích thước lớn, chứa nhiều mủ và nằm sâu bên trong da. Mụn bọc gây ra sự sưng tấy và làm mất thẩm mỹ, gây đau nhức nhiều hơn so với các loại mụn thông thường.

Nếu không được chăm sóc cẩn thận và đúng cách, mụn bọc có thể vỡ và lan sang các vùng da khác. Đặc biệt là ở vùng mũi, nếu không được điều trị kịp thời, mụn bọc có thể gây ra sẹo lõm và thâm.

1. Mụn bọc là gì?

2. Mụn bọc tiến triển với các giai đoạn như thế nào?

Mụn bọc thường kéo dài lâu hơn những loại mụn khác. Thông thường, mụn bọc ở mũi được hình thành và tiến triển với 3 giai đoạn:

  • Giai đoạn 1: Mụn trứng cá xuất hiện do bụi bẩn và bã nhờn gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây viêm, biến mụn thành mụn bọc. Mụn ở giai đoạn này khá nhỏ và chưa nhận biết được.
  • Giai đoạn 2: Mụn bắt đầu sưng to và bên trong chứa dịch mủ màu vàng hoặc trắng. Dịch mủ này có thể nằm sâu không thấy rõ, nhưng khi chạm tay vào sẽ gây đau nhức. Tuy nhiên bạn không nên chạm vào mụn vì dễ khiến mụn bị chai, rất khó để lành và có thể để lại thâm.
  • Giai đoạn 3: Mụn chín, đẩy mủ lên bề mặt da và vỡ ra. Khi mụn vỡ, cả mủ và máu sẽ tràn ra. Sau khi đẩy ra ngoài hết, da sẽ dần lành lại. Tuy nhiên, thâm mụn có thể rất lâu, nếu không biết xử lý đúng cách có thể để lại sẹo. 

3. Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi

Có rất nhiều nguyên nhân gây nên mụn bọc ở mũi. Dưới đây là những nguyên nhân chủ yếu gây ra mụn bọc:

3.1. Nguyên nhân di truyền

Một số người bị mụn bọc dai dẳng và rất khó chữa do yếu tố di truyền, tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa xác định được chính xác gen liên quan. Nếu bị mụn bọc bởi yếu tố di truyền thì không có biện pháp điều trị triệt để. Tuy nhiên, hầu hết tình trạng này sẽ giảm dần và kết thúc ở thời điểm nào đó, không kéo dài mãi. Có thể cải thiện tình trạng này nhờ chăm sóc da và chăm sóc sức khỏe tốt.

3.2. Rối loạn nội tiết tố

Rối loạn hệ bài tiết là một trong những nguyên nhân gây ra hoạt động kém hiệu quả của gan và thận, dẫn đến cơ thể dễ bị nhiễm độc. Khi gặp tình trạng này, để thay thế chức năng của hệ bài tiết, cơ thể sẽ tăng cường hoạt động hệ nội tiết, làm ảnh hưởng đến chức năng tiết bã nhờn của nang lông khiến da mặt luôn bóng nhờn và nhiều dầu.

Dầu tiết ra quá nhiều nhưng không thoát ra ngoài hết dễ gây bít tắc lỗ chân lông, tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập và hình thành viêm. Nếu vệ sinh da không sạch, mụn bọc ở mũi sẽ phát triển nhanh chóng.

Nguyên nhân gây ra mụn bọc ở mũi

3.3. Căng thẳng, stress lâu ngày

Căng thẳng có thể gây ra rối loạn nội tiết tố, dẫn đến sự xuất hiện của mụn bọc. Việc lo lắng vì không tìm thấy giải pháp điều trị mụn cũng có thể làm tình trạng trở nên tồi tệ hơn.

Ngoài ra, căng thẳng cũng khiến quá trình lão hóa da diễn ra nhanh chóng hơn. Vì vậy, hãy sống tích cực, lạc quan, khi đó làn da của bạn cũng sẽ khỏe mạnh và tươi trẻ hơn.

3.4. Vệ sinh da mặt không đúng cách

Việc vệ sinh da mặt đúng cách là rất quan trọng để giảm thiểu mụn và mụn bọc. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng nếu không rửa mặt thường xuyên hay rửa quá nhiều lần trong ngày cũng có thể gây viêm lỗ chân lông và làm tăng nguy cơ mụn bọc ở mũi sưng đỏ.

Để làm sạch sâu da mặt, bạn nên chọn sữa rửa mặt phù hợp với làn da của mình. Bên cạnh đó, tẩy trang 2 lần vào buổi sáng và buổi tối để hiệu quả làm sạch được tối ưu hơn.

3.5. Thói quen sờ tay lên mặt

Nhiều người có thói quen sờ tay lên mặt, đây là một thói quen xấu nên bỏ, đặc biệt là đối với da đang gặp tình trạng mụn. Tay là nơi tiếp xúc với rất nhiều vi khuẩn. Khi da đang bị mụn, nhiều người hay dùng tay để nặn, nhưng điều này có thể làm bít tắc lỗ chân lông và khiến tình trạng mụn trở nên nặng hơn.

Thói quen sờ tay lên mặt

3.6. Ăn uống và sinh hoạt không lành mạnh

Không nên ăn nhiều thức ăn dầu mỡ, cay nóng hoặc sử dụng các chất kích thích, nó sẽ khiến làn da của bạn xấu đi. Thay vào đó, hãy tăng cường ăn rau xanh và trái cây để giúp da mịn màng và tươi trẻ.

Ngoài ra, việc ngủ đủ giấc và tránh thức khuya cũng rất quan trọng để tái tạo da và ngăn ngừa mụn.

3.7. Một số nguyên nhân khác

Mụn bọc ở mũi cũng có thể được hình thành do các nguyên nhân dưới đây:

  • Lông mọc ngược: Nếu lông mũi bị cạo, tẩy, hoặc nhổ không đúng cách, có thể khiến lông mọc ngược vào da, gây ra mụn bọc.
  • Viêm tiền đình mũi: Tình trạng này xảy ra ở phần trước hốc mũi do đeo khuyên hoặc ngoáy mũi, hỉ mũi quá mức. Khi đó, vi khuẩn Staphylococcus xuất hiện và gây ra các nốt sưng trắng hoặc đỏ bên trong mũi.

4. Mụn bọc ở mũi phải làm sao?

Mụn bọc gây ra rất nhiều phiền toái cho những người bị mắc phải. Tình trạng này khi kéo dài càng lâu, họ càng cảm thấy lo lắng hơn và mụn càng xuất hiện nhiều hơn. Do đó, cần có cách xử lý để chấm dứt triệt để tình trạng này.

Mụn bọc ở mũi phải làm sao?

4.1. Chườm đá lạnh

Đá lạnh sẽ làm giảm viêm, sưng đỏ, bớt đau nhức. Khi thực hiện, nên bọc viên đá lạnh bằng khăn để tránh bị kích ứng da bởi nhiệt độ thấp. Lưu ý đá và khăn phải thật sạch. Chườm đá lên vùng có mụn bọc ở mũi trong khoảng 20 phút để viên đá tan ra, lặp lại 2-3 lần mỗi ngày, mụn sẽ giảm sưng và bớt đau nhức.

4.2. Làm khô nhân mụn bằng chanh tươi

Chanh có tính axit, vitamin C và khả năng kháng khuẩn, giúp làm khô nhân mụn nhanh chóng. Để sử dụng chanh, bạn có thể chấm nước cốt chanh lên vùng da mụn khoảng 2 lần mỗi ngày. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng chanh rất dễ bắt nắng, bạn nên che chắn và sử dụng kem chống nắng khi đi ra ngoài.

4.3. Dùng dầu cây trà

Dầu tràm trà có tính kháng khuẩn tự nhiên, do đó có thể giúp giảm tình trạng mụn bọc lan rộng. Để sử dụng, bạn có thể thoa dầu tràm trà lên vùng mụn, để yên trong khoảng 10 phút rồi rửa sạch. Tuy nhiên, cần lưu ý không sử dụng quá nhiều dầu tràm trà, vì nó có thể gây kích ứng da.

4.4. Dùng sản phẩm trị mụn

Một cách khác để điều trị mụn bọc ở mũi là sử dụng các loại thuốc trực tiếp lên vết mụn. Các loại thuốc được kê đơn bao gồm:

  • Kháng sinh: có khả năng tiêu diệt vi khuẩn kẹt trong lỗ chân lông.
  • Benzoyl peroxide: giúp loại bỏ bã nhờn và tẩy da chết.
  • Axit salicylic: loại bỏ các nốt sần sâu dưới lỗ chân lông.
  • Retinoids: dẫn chất Vitamin A giúp làm thoáng lỗ chân lông và kháng khuẩn.

Ngoài ra, các chất dinh dưỡng tự nhiên như curcumin nano có trong nghệ, tinh chất từ hành tây đỏ, tinh chất từ lô hội và vitamin E cũng có thể hỗ trợ điều trị mụn bọc.

Dùng sản phẩm trị mụn

5.  Cách ngăn ngừa mụn bọc xuất hiện

  • Tuân thủ quy trình chăm sóc da đúng cách bao gồm việc làm sạch da, cung cấp độ ẩm cho da và sử dụng kem chống nắng để bảo vệ da.
  • Luôn giữ da sạch để loại bỏ bụi bẩn, dầu và bã nhờn tích tụ trên da. Nên tẩy trang trước khi ngủ
  • Tránh sử dụng sản phẩm chứa dầu, vì nó có thể gây tắc nghẽn lỗ chân lông và hạn chế việc trang điểm trong quá trình điều trị mụn bọc.
  • Uống đủ nước mỗi ngày để giữ cho da được đủ độ ẩm và hạn chế tiết bã nhờn.
  • Có chế độ ăn uống khoa học, hạn chế tiêu thụ đường, tinh bột và đồ cay nóng, vì chúng có thể kích thích mụn bùng phát.
  • Không được tự ý nặn mụn, vì điều này có thể khiến mụn bị chai, viêm nhiễm và làm tăng nguy cơ để lại sẹo trên da.

6. Một số sản phẩm giúp chăm sóc da và làm sạch sâu lỗ chân lông

Tẩy trang Bioderma Sensibio H2O

Nước tẩy trang Bioderma hồng Sensibio H2O là sản phẩm dành riêng cho da nhạy cảm, với công nghệ Micellar có tác dụng tẩy trang sạch sâu cho da. Sản phẩm giúp loại bỏ các tạp chất, đồng thời ngăn chặn sự xâm nhập của các chất ô nhiễm, từ đó bảo vệ sự nhạy cảm của da trước những tác nhân xấu.

Công nghệ Micellar mà Laboratoire BIODERMA phát triển được lấy cảm hứng từ cấu trúc lipid tự nhiên của da, giúp Sensibio H2O tương thích hoàn hảo với làn da. Sản phẩm giúp duy trì lớp màng bảo vệ tự nhiên và cân bằng pH sinh lý 5.5, giúp da khỏe mạnh hơn.

Sensibio H2O với chiết xuất lá cây lô hội giúp kháng khuẩn, làm sáng da và giữ ẩm cho da, chiết xuất từ dưa chuột giúp làm mềm và cung cấp dưỡng chất cho da, chiết xuất trà xanh giúp chống oxy hóa, làm giảm viêm và làm chậm quá trình lão hóa da.

Tẩy trang Bioderma Sensibio H2O

Sữa rửa mặt Bioderma Sébium Gel Moussant

Nếu bạn có da dầu, da dễ bị mụn hoặc đang gặp phải vấn đề mụn, việc lựa chọn gel rửa mặt sau khi tẩy trang cực kỳ quan trọng. Nên ưu tiên gel rửa mặt hơn sữa rửa mặt vì có texture thân thiện với da, không gây kích ứng, nhẹ nhàng làm sạch da mà vẫn duy trì độ ẩm cho da. Sébium Gel Moussant là một loại gel rửa mặt không chứa xà phòng, kết hợp đồng Sulphate và Kẽm Gluconate giúp kháng khuẩn rất tốt.

Sữa rửa mặt Bioderma Sébium Gel Moussant

Kem dưỡng ẩm hỗ trợ điều trị mụn bọc

Bioderma đã phân loại một số sản phẩm dược mỹ phẩm theo từng cấp độ của mụn, giúp bạn duy trì quá trình điều trị mụn bọc tại nhà kết hợp với thuốc kê đơn.

  • Để chăm sóc da nhạy cảm bị mụn viêm, Sébium Sensitive giúp cung cấp độ ẩm chuyên sâu và làm dịu các vùng da bị mụn viêm, giúp giảm thiểu và ngăn ngừa sự tái phát của mụn.
Kem dưỡng ẩm hỗ trợ điều trị mụn bọc
  • Đối với trường hợp da mụn nặng và đang được điều trị chuyên sâu, Sébium Hydra giúp nuôi dưỡng và cấp nước liên tục trong quá trình chữa trị, giúp tăng cường hàng rào bảo vệ da.
Kem dưỡng ẩm hỗ trợ điều trị mụn bọc

Kem chống nắng Bioderma Photoderm – AKN Mat SPF 30

Việc sử dụng kem chống nắng là bước không thể thiếu để bảo vệ làn da mụn trước tác động của ánh nắng. Nếu không sử dụng kem chống nắng, các bước chăm sóc da như làm sạch, cân bằng và dưỡng da sẽ không đạt hiệu quả mong muốn.

Kem chống nắng Photoderm – AKN Mat SPF 30 là sản phẩm dành riêng cho da hỗn hợp đến da dầu dễ bị mụn. Với sáng chế FLUIDACTIVTM, sản phẩm giúp điều hòa tuyến bã và giải quyết vấn đề của mụn bọc. Kem chống nắng này cũng có khả năng chống lại tia UV và hạn chế lão hóa sớm cho da.

Kem chống nắng Bioderma Photoderm – AKN Mat SPF 30