Mụn là gì? 

Mụn, một tình trạng da thường gặp, xuất phát từ việc tăng tiết bã nhờn và viêm nhiễm hệ thống nang lông tuyến bã. Biểu hiện của mụn bao gồm nhiều loại tổn thương như mụn cám, sẩn, sẩn viêm, mụn mủ, mụn bọc, và nang, thường xuất hiện ở các vùng da tiết nhiều bã nhờn như mặt, lưng, và ngực.

Khoảng 80% các trường hợp mụn xảy ra ở tuổi thanh thiếu niên, đặc biệt trong giai đoạn dậy thì.

Mặc dù mụn không gây nguy hiểm đến tính mạng, nhưng sự hiện diện dai dẳng của nó cùng với các vết sẩn và sẹo trên mặt có thể ảnh hưởng xấu đến thẩm mỹ và chất lượng cuộc sống của người bệnh.

Những vị trí phổ biến nhất mà bạn có thể bị mụn là mặt, trán, ngực, vai và lưng trên. Các tuyến dầu có mặt ở khắp cơ thể chúng ta nhưng đặc biệt ở những vị trí nêu trên thì tuyến dầu có nhiều nhất. Cách tốt nhất để điều trị mụn trứng cá phụ thuộc vào mức độ nghiêm trọng của nó. Mụn trứng cá có thể xếp theo các cấp độ từ nhẹ (mụn ẩn, mụn cám), vừa (mụn viêm) cho đến nặng (mụn bọc và mụn nang).

Mụn thường xuất hiện ở đâu?

Về cơ bản, sẽ có hai loại mụn chính: mụn không viêm và mụn viêm.

Mụn không viêm chính là mụn đầu đen và mụn đầu trắng, được hình thành khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn nhưng không đi kèm với các phản ứng viêm. Đây là loại mụn thuộc cấp độ nhẹ và có thể dễ dàng nhìn thấy. Mụn đầu đen có bề ngoài sẫm màu và có thể hơi phẳng so với bề mặt da.

Mụn đầu trắng là những nốt mụn nhỏ li ti có màu tiệp với màu da.

  • Mụn đầu đen:  Đây là các nốt mụn có miệng hở trên da chứa đầy dầu thừa và da chết. Chúng trông như thể bụi bẩn đọng lại trong lỗ chân lông nhưng thực chất các đốm đen là kết quả của việc sợi bã nhờn tiếp xúc với không khí bị oxy hóa dẫn đến việc màu sắc bị thay đổi chứ không phải do bụi bẩn và cũng không thể rửa trôi.
  • Mụn đầu trắng: Khi lỗ chân lông đóng thì dầu nhờn, vi khuẩn kẹt dưới da tạo ra đốm mụn đầu trắng.

 

Mụn không viêm

Bất kì nốt mụn nào xuất hiện với kiểu dáng như một nốt sưng tấy màu đỏ về cơ bản đều được phân loại là mụn viêm. Chúng có thể được phân loại từ mụn viêm và mủ cho đến nghiêm trọng hơn như mụn bọc và mụn nang.

Mụn viêm thường có hình dạng là những nốt sưng đỏ, trong khi mụn mủ là những nốt sưng đỏ có chứa mủ trong đó. Mụn sưng thường dễ chuyển biến thành mụn mủ. Những nốt mụn viêm này thường lớn hơn mụn thông thường và có cảm giác như thể chúng nằm bên dưới da.

  • Mụn sưng viêm: Là những nốt mụn nhỏ màu đỏ hoặc hồng đã trở nên sưng.
  • Mụn mủ: Là những nốt mụn có chứa mủ trong đó. Thoạt nhìn nó trông như mụn đầu trắng được bọc bởi các vòng đỏ. Loại mụn này có thể để lại sẹo nếu chúng ta nặn mụn một cách không khoa học hoặc làm trầy xước nó.
  • Mụn bọc: Là mụn trứng cá khi gặp vi khuẩn trên da trở nên dễ sưng viêm và thậm chí kết mủ.
  • Mụn nang: Loại mụn này ẩn sâu bên dưới lớp da, có kích thước to, chứa mủ và gây đau khi chạm vào. Đây là loại mụn viêm nặng nhất.
  • Mụn chai: Mụn chai là loại mụn cứng, do da bị tổn thương hoặc cọ xát liên tục, khiến vùng da dày lên và cứng lại. Loại mụn này không có mủ, khó nặn và thường gây khó chịu.

Đây đều là các loại mụn có thể ít nhiều gây ảnh hưởng đến sự tự tin về ngoại hình. Điều tốt nhất bạn nên làm chính là tìm kiếm những người có chuyên môn sớm nhất có thể để họ đề ra cho bạn liệu trình chữa trị phù hợp nhất.

Mụn viêm

Bạn cứ thắc mắc vì sao tại sao mụn cứ nổi hoài? Mụn trứng cá được hình thành từ sự kết hợp của nhiều yếu tố, trong đó có thể kể đến như: hormone, dầu và vi khuẩn. Khi dầu, tế bào da chết và vi khuẩn làm tắc nghẽn các nang lông thì bã nhờn không thể tiết ra khỏi lỗ chân lông. Điều này chính là tác nhân gây nên mụn trứng cá.

Mỗi lỗ chân lông trên da của bạn cũng là nơi mở ra một nang lông - được tạo nên từ lông và sợi bã nhờn. Tuyến dầu tiết ra bã nhờn, có tác dụng giúp cho làn da của bạn luôn được bôi trơn và có cảm giác mềm mại khi sờ vào.

Các nguyên nhân gây nên mụn trứng cá kể đến có thể bao gồm:

  • Nang lông của bạn sản xuất quá nhiều dầu
  • Tế bào da chết tích tụ dần trong lỗ chân lông của bạn
  • Vi khuẩn tích tụ dần trong lỗ chân lông của bạn

Sự sản sinh ra quá nhiều dầu thường là yếu tố gây nên bởi sự rối loạn nội tiết tố như: 

  • Dậy thì
  • Chu kỳ kinh nguyệt
  • Thai kỳ
  • Thời kỳ mãn kinh

Đây là lý do tại sao việc cân bằng nội tiết tố có thể giúp kiểm soát các triệu chứng của mụn trứng cá. Mặc dù đa phần mọi người đều sẽ trải qua thời kỳ nổi mụn ở lứa tuổi thanh thiếu niên nhưng thực chất, mụn trứng cá có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. 

Dù lý do ban đầu là gì đi chăng nữa thì mụn trứng cá xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn và sau đó có thể chuyển biến dần sang tình trạng viêm.

Nguyên nhân gây nên mụn ở da

Điều trị mụn trứng cá không chỉ liên quan đến việc thử hết sản phẩm này đến sản phẩm khác. Nó bao gồm việc làm sạch da một cách cẩn thận kèm theo đó là những thay đổi đơn giản trong lối sống.

Để phòng ngừa mụn trở nên hiệu quả, bạn nên:

Chúng ta nên rửa mặt hai lần một ngày ngay khi thức dậy và trước khi đi ngủ. Không nên rửa mặt quá nhiều vì nó có thể làm mất sự cân bằng độ pH và gây kích ứng da. 

Đây là lời khuyên hàng đầu của bác sĩ da liễu, Tiến sĩ Brooke Bair.

Cô ấy nói: “Mụn không phải đơn thuần chỉ là vấn đề của “ bụi bẩn ”. Việc chà xát mạnh hơn và sử dụng các sản phẩm tẩy da chết cứng còn có thể dẫn đến mẩn đỏ và kích ứng nhiều hơn.”

Thật khó để tránh khỏi việc ngứa ngáy tay chân và muốn nặn mụn nhưng nếu làm như vậy có thể dẫn đến rủi ro để lại sẹo trên khuôn mặt chúng ta. Việc nặn mụn cũng có thể lây lan vi khuẩn vào các lỗ chân lông khác và làm cho những nốt mụn nhỏ trước đây trở thành mụn viêm, sâu.

Có một phương pháp nặn mụn thích hợp, chính thức được gọi là bóc tách nhân mụn.

Hầu hết các chuyên gia y tế không khuyến khích việc nặn mụn, nhưng nhiều người vẫn làm điều đó. Để có kết quả tốt nhất, bạn nên tìm kiếm một bác sĩ da liễu có chuyên môn để thực hiện việc này.

Phương pháp tốt nhất là chườm ấm để lỗ chân lông nở ra và sử dụng que lấy nhân mụn sạch đẩy nhẹ hai bên mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng để lấy nhân mụn. Hãy đảm bảo là sát khuẩn vùng da nặn mụn thật kỹ. Tuy vậy, bạn không nên thử phương pháp này với các loại mụn sâu hơn như mụn mủ.

Bộ khăn trải giường, cọ trang điểm và thậm chí cả màn hình điện thoại đều có thể chứa các yếu tố có thể làm tắc nghẽn lỗ chân lông của bạn. Để tránh làm tắc nghẽn lỗ chân lông, Học viện Da liễu Hoa Kỳ khuyên bạn nên thay ga trải giường và vỏ gối hai hoặc ba lần một tuần. Dụng cụ trang điểm nên được vệ sinh mỗi ngày nhưng nếu điều đó không khả thi hãy thử giặt chúng mỗi tuần một lần. Có thể lau điện thoại bằng chất tẩy rửa chuyên dụng một hoặc hai lần một ngày.

Có lẽ bạn đã thấy khá nhiều các sản phẩm chăm sóc da có nhãn ghi “không gây nhân mụn”. Đôi khi nó được biết đến với các tên gọi khác như là “không chứa dầu” hoặc đơn giản là “không làm tắc nghẽn lỗ chân lông”. Mọi sản phẩm được sử dụng trên vùng da bị mụn nên có nhãn “không chứa dầu, không gây dị ứng”.

Tuy vậy, không phải bất kỳ sản phẩm nào được dán nhãn này sẽ có ích cho làn da bị mụn trứng cá. Để đảm bảo, tốt nhất bạn nên kiểm tra danh sách thành phần đầy đủ trước khi sử dụng để tránh các sản phẩm có chứa chất gây kích ứng tiềm ẩn như cồn,…

Các công thức chăm sóc tóc - từ dầu gội và dầu dưỡng tóc cho đến các sản phẩm tạo kiểu tóc thông thường đều có thể gây ra mụn ở những vùng như trán và cổ. Do đó, bạn nên cố gắng tránh sử dụng bất kỳ sản phẩm nào có chứa dầu. Nếu bạn nghi ngờ các sản phẩm chăm sóc tóc của mình là nguyên nhân gây nên mụn trứng cá, hãy thử ngưng sử dụng một thời gian để xem có chuyển biến tốt hơn hay không.

Giữ cho da đủ nước có thể giúp chống lại lượng dầu dư thừa dẫn đến mụn trứng cá. Ngoài ra nó còn giúp da căng mướt, tránh bị khô nẻ da và còn làm chậm quá trình lão hóa. Hãy nhớ uống đủ 2 lít nước mỗi ngày để đạt được kết quả tốt.

Tia cực tím từ ánh nắng mặt trời có thể làm tình trạng viêm và mẩn đỏ ở da trở nên tệ hơn, đồng thời có thể gây ra chứng tăng sắc tố da sau viêm (da bị sẫm màu). Một số loại thuốc trị mụn có thể khiến da bạn nhạy cảm hơn với ánh nắng nên hãy bảo vệ làn da bằng cách thoa kem chống nắng có độ SPF 30 hoặc cao hơn ít nhất 20 phút trước khi ra nắng. Hãy tìm mua các loại kem chống nắng với nhãn có ghi "non comedogenic” để làm giảm khả năng nổi mụn mới, ví dụ như kem chống nắng cho da hỗn hợp thiên dầu Photoderm AKN Mat SPF 30.

Thức ăn mà chúng ta đưa vào cơ thể sẽ quyết định làn da của chính mình. Một thực đơn chứa nhiều rau xanh, trái cây và các loại ngũ cốc nguyên hạt sẽ cho ra một làn da tuyệt đẹp, mịn màng. Ngược lại, đồ ăn thức uống từ sữa, chứa nhiều đường và dầu mỡ sẽ khiến làn da trở nên tồi tệ và nổi nhiều mụn.

Tập thể dục đều đặn không chỉ tốt cho thân thể mà còn tốt cho cả da nữa đấy. Nó giúp lưu thông máu - giúp tăng cường sản xuất collagen, tái tạo da mới và giảm stress - một trong những tác nhân xấu gây nên mụn.

Cách chăm sóc da mụn

Một chu trình chăm sóc da dành cho da mụn, nếu không được áp dụng đúng có thể dẫn đến nhiều hậu quả không mong đợi. Một trong số những điều bạn nên tìm kiếm ở một sản phẩm skincare dành cho da mụn chính là bảng thành phần của nó, gồm có:

  • Các loại acid như AHA (acid lactic, acid citric,...), BHA (acid salicylic) có tác dụng làm thông thoáng lỗ chân lông. Đây là một sự lựa chọn lý tưởng cho mụn đầu đen và mụn đầu trắng.

Một số thuốc bôi điều trị có thể kể đến như:

  • Benzoyl peroxide tiêu diệt vi khuẩn gây mụn và do đó có tác dụng rất tốt trên các loại mụn viêm.
  • Retinoids chủ yếu làm nhiệm vụ tẩy tế bào chết trên bề mặt da và loại bỏ các tế bào da chết làm tắc nghẽn lỗ chân lông. Chúng cũng giúp giảm viêm và được sử dụng phổ biến trong nhiều phác đồ điều trị mụn trứng cá. Bác sĩ da liễu của bạn cũng có thể kê đơn retinoid mạnh hơn.

Đó là các thành phần nên có trong sản phẩm chăm sóc da trong trường hợp bạn có da mụn. Về các bước chăm sóc da, bạn hãy thực hiện chúng theo hai khung thời gian là sáng và tối.

Sáng:

  1. Sữa rửa mặt (Cleanser): Làm sạch da vào buổi sáng có thể là một bước quan trọng trong chu trình chăm sóc da mụn hằng ngày.
  2. Nước hoa hồng (Toner): Sử dụng toner để loại bỏ dầu thừa có thể góp phần gây ra mụn, chuẩn bị cho làn da trước những bước dưỡng tiếp theo.
  3. Kem dưỡng ẩm Bioderma (Moisturizer): Cho dù bạn có da khô, da dầu hay da mụn kem dưỡng ẩm sẽ giúp làn da của bạn duy trì độ ẩm, giảm tăng tiết dầu thừa trên da, giúp bảo vệ da trước các tác nhân gây mụn nhờ vào tác dụng củng cố sức khỏe làn da. Hãy chú ý sử dụng các loại kem dưỡng ẩm không làm bít tắc lỗ chân lông.
  4. Kem chống nắng: Đây là bước vô cùng cần thiết vì một số phương pháp điều trị mụn trứng cá có thể làm tăng độ nhạy cảm của da bạn với ánh nắng. Hãy sử dụng kem chống nắng có chỉ số SPF từ 30 trở lên.

Xem thêm: 

Top sữa rửa mặt cho da dầu tốt nhất hiện nay

Sữa rửa mặt cho da dầu mụn nhạy cảm lành tính

Nước tẩy trang cho da dầu mụn tốt nhất nên mua ngay

 

Ban ngày

Tối:

  1. Tẩy trang (Makeup remover): Khi ở bên ngoài một ngày dài bạn sẽ cần tẩy trang để tẩy đi lớp bụi bẩn hoặc lớp trang điểm để làn da và lỗ chân lông được trở nên thông thoáng hơn.
  2. Sữa rửa mặt (Cleanser): Việc rửa mặt vào buổi tối ngay cả khi bạn đã tẩy trang mặt kĩ lưỡng là một bước hết sức quan trọng để loại bỏ bụi bẩn, dầu nhờn, lớp trang điểm có thể còn sót lại trên da sau một ngày dài. Hãy dùng các sản phẩm làm sạch dịu nhẹ để da được bảo vệ trong quá trình rửa mặt.
  3. Nước hoa hồng (Toner): Cũng như quy trình làm sạch da buổi sáng, sử dụng nước hoa hồng là một bước thiết yếu giúp cân bằng làn da sau một ngày dài, trong chu trình chăm sóc da ban đêm.
  4. Sản phẩm đặc trị: Sử dụng các sản phẩm đặc trị mụn lên bề mặt da sau bước cân bằng có thể giúp các thành phần của kem thẩm thấm sâu vào làn da, cho hiệu quả trị mụn tối ưu. Ngoài việc điều trị những nốt mụn hiện có, các sản phẩm này còn có thể làm mờ sẹo và ngăn chặn mụn mới.
  5. Kem dưỡng ẩm (Moisturizer): Các sản phẩm trị mụn thường làm khô da. Để bù ẩm cho làn da, việc sử dụng kem dưỡng ẩm ở bước cuối cùng là vô cùng quan trọng. Bạn có thể sử dụng các sản phẩm như kem dưỡng da cho da mụn Sébium sensitive, Sébium Hydra đến từ nhà Bioderma với công dụng cấp ẩm tối ưu, vượt trội. Khi da đủ ẩm, da sẽ không tiết ra quá nhiều dầu làm xuất hiện thêm mụn mới.
Ban đêm

Ngoài ra có thể bạn cũng sẽ cần đến:

  1. Tẩy tế bào chết (Exfoliant): Mặc dù tẩy tế bào chết không dành cho tất cả mọi người nhưng sử dụng chúng một hoặc hai lần một tuần có thể giúp loại bỏ các tế bào da chết - tác nhân có thể gây tắc lỗ chân lông và dẫn đến việc nổi mụn. Lưu ý lựa chọn những sản phẩm tẩy tế bào chết dịu nhẹ để tránh làm tổn thương da, gây kích ứng các nốt mụn. Ví dụ như Sebium Gel gommant - một loại tẩy tế bào chết kết hợp giữa vật lý với các hạt microbeads nhỏ và tẩy tế bào chết hóa học.
  2. Mặt nạ dưỡng da: Các loại mặt nạ có công thức và thành phần  tốt phù hợp có thể giúp ngăn ngừa tăng tiết chống lại dầu và loại bỏ các tạp chất, đồng thời cấp nước cho làn da và giảm đi các vết mẩn đỏ. Sử dụng tối đa ba lần một tuần để có kết quả tối ưu.

 

Những lưu ý cần biết khi chăm sóc da mụn:

Chế độ ăn uống lành mạnh

Bạn nên hạn chế ăn đồ ngọt, ăn thức ăn cay nóng và các loại nước ngọt có ga, có chất kích thích... vì chúng sẽ khiến mụn phát triển nhanh và mạnh hơn. Thay vào đó là bổ sung nhiều thực phẩm có chứa vitamin, chất xơ hoặc detox...

Chế độ sinh hoạt hợp lý

Cần kiểm soát các yếu tố trong việc sinh hoạt hằng ngày chẳng hạn như giờ giấc đi ngủ. Việc ngủ muộn (ngủ sau 23h) sẽ làm tăng bã nhờn, các nốt mụn sẽ nặng hơn. Ngoài ra bạn cũng cần xem xét các vật dụng hằng này như gối nệm,... vi khuẩn từ các vật dụng này cũng sẽ khiến mụn mọc.

Sử dụng mỹ phẩm đúng cách

Làn da mụn rất nhạy cảm và dễ bị kích ứng nên bạn cần lựa chọn mỹ phẩm phù hợp. Hạn chế trang điểm khi bị mụn để tránh bít tắc lỗ chân lông.

Không. Mụn thực chất là một bệnh lý da liễu tác động lên tuyến dầu của cơ thể chúng ta.

Đúng vậy. Có rất nhiều loại mụn khác nhau. Trong số đó, phổ biến nhất gồm các loại:

  • Mụn đầu trắng (comedones, whiteheads):  Đây là các loại mụn được tạo ra khi lỗ chân lông đóng. Qua đó, dầu nhờn và vi khuẩn bị kẹt dưới lớp da tạo thành các đốm mụn đầu trắng.
  • Mụn đầu đen (blackheads): Những nốt mụn này hiện trên bề mặt làn da và sẫm màu.
  • Mụn sẩn: Là những nốt mụn nhỏ màu đỏ hoặc hồng đã trở nên sưng, sờ vào có cảm giác mềm.
  • Mụn mủ: Là những nốt mụn có chứa mủ ở trên và đỏ ở dưới.
  • Mụn bọc/u: Là những nốt mụn lớn, gây sưng đau, chai sần và ẩn sâu bên dưới lớp da.
  • Mụn nang: Là những nốt mụn lớn, sưng tấy gây đau, có mủ trong nhân mụn và có thể để lại sẹo.

 

Mụn được tạo nên từ ba yếu tố chính: Da chết, dầu nhờn và vi khuẩn.

Mụn được thành thành khi da chết trộn lẫn với dầu thừa. Hỗn hợp này gây bí tắc lỗ chân lông gây nên hiện tượng sưng. Vi khuẩn từ đó có thể sinh sôi trong hỗn hợp sưng này dẫn đến việc nhiễm trùng và tạo mủ.

Đúng vậy. Mụn là một loại bệnh lý da liễu phổ biến ảnh hưởng đến mọi chủng tộc và tuổi tác, thường được tìm thấy ở lứa tuổi thanh thiếu niên và các thanh niên. Ước tính rằng có 80% người từ độ tuổi 11 đến 30 đều có biểu hiện nổi mụn ở một thời điểm nào đó. Có những người dù đã 40 và 50 tuổi vẫn có thể nổi mụn như thường.

Đúng. Trẻ sơ sinh có thể có một số tình trạng da không bình thường. Hầu hết đều khá phổ biến và không cần điều trị. Mụn trứng cá ở trẻ em xuất hiện dưới dạng các vết sưng đỏ hoặc trắng trên trán, mũi hoặc má. Mụn trứng cá phát triển trong vòng ba đến bốn tuần đầu tiên do sự thay đổi nội tiết tố làm kích thích tuyến dầu. Về tổng quan, nó sẽ biến mất theo thời gian.

Chỉ cần rửa mặt cho bé bằng nước và xà phòng dịu nhẹ hàng ngày; tránh dùng kem dưỡng da hoặc dầu và không bao giờ tác động hoặc chà mạnh lên các vết sưng tấy. Nếu mụn trẻ sơ sinh không hết trong vòng ba tháng, hãy tìm bác sĩ nhi khoa để được tư vấn.

Không. Rosacea là sự xuất hiện của các nốt sần, mảng sần vùng mũi, cằm, má và trán trên khuôn mặt. Kèm theo đó là tình trạng ửng đỏ, đỏ bừng và có thể thấy rõ được các mạch máu dưới da hiện lên. Chứng bệnh này thường ảnh hưởng đến những người ở độ tuổi từ 30 đến 40 trở lên. Biểu hiện bề ngoài có thể giống với mụn trứng cá; tuy nhiên, không có mụn đầu đen hoặc mụn đầu trắng xuất hiện trên da.

Sai. Mụn không phải là một mối đe dọa nghiêm trọng đến sức khỏe, nhưng nó có thể gây ra sẹo. Điều trị sớm là cách tốt nhất để ngăn ngừa sẹo. Bác sĩ có thể đề xuất thuốc mua không kê đơn hoặc thuốc kê đơn. Một số loại thuốc trị mụn có thể được bôi trực tiếp lên da, một số loại khác có dạng viên uống. Bác sĩ có thể yêu cầu bạn sử dụng nhiều hơn một loại thuốc.