Bảo vệ vết bầm tím
Bảo vệ vùng bị thương theo chỉ dẫn của bác sĩ. Bác sĩ cũng có thể kê cho bạn đơn thuốc chống viêm. Nếu chưa đến gặp bác sĩ, bạn có thể chườm đá ngay để làm giảm phù nề. Tuy nhiên, đừng bao chườm đá trực tiếp lên da. Các sản phẩm đặc biệt dành cho vết bầm, vết ngã và vết sưng cũng có thể được sử dụng để phòng ngừa trước khi thực hiện các quy trình thẩm mỹ. Một số người còn sử dụng chúng lên quầng thâm vì chúng có chứa các thành phần thông mũi và chống bầm máu.
Làm sạch vị trí bị tổn thương
Khu vực bị tổn thương nên được rửa nhẹ nhàng và sau đó là sát trùng, nếu cần thiết.
Hướng dẫn chăm sóc da
Các loại kem được chế tạo đặc biệt cho các vết bầm tím, vết ngã và vết sưng tấy được chỉ định để nhanh chóng phục hồi và làm giảm phù nề. Chúng chứa các thành phần hoạt tính hiệu quả như arnica, có đặc tính chống viêm và chống phù nề, cũng như các thành phần làm dịu, giảm đau. Bạn có thể bắt đầu sử dụng các loại kem kem dưỡng phục hồi da và làm dịu da tổn thương và tiếp tục bôi chúng cho đến khi các tổn thương biến mất.
Chườm đá
Không đặt đá lạnh trực tiếp lên da, hãy bọc đá trong khăn mềm và chườm lên vết bầm khoảng 15 phút mỗi giờ. Nhiệt độ lạnh giúp co thắt mạch máu, giảm đau và sưng. Tránh chườm đá lên vết thương hở để tránh gây tổn thương da.
Chườm ấm
Đối với người không bị hạ thân nhiệt, bạn có thể dùng khăn ấm chườm lên vùng da bầm tím. Nhiệt ấm giúp lưu thông máu tốt hơn, làm tan vùng máu tụ. Có thể dùng túi chườm, chai nước ấm hoặc đèn sưởi. Lặp lại mỗi 2-3 giờ để đạt hiệu quả tối ưu.
Bôi kem đánh răng
Kem đánh răng giúp tan máu đông và cải thiện lưu thông máu ở vùng bị tụ máu. Thoa kem đánh răng lên vết bầm, dùng băng gạc bọc lại qua đêm và rửa sạch vào sáng hôm sau. Tránh bôi lên vết thương hở để không gây nhiễm trùng.
Lăn trứng gà
Trứng gà luộc chín, bóc vỏ và lăn lên vết bầm khi còn ấm. Bề mặt trứng sẽ giúp hút máu tụ ra ngoài, làm tan vết bầm nhanh chóng. Nên thực hiện thường xuyên để tăng hiệu quả giảm bầm tím.
Dùng tinh dầu
Pha vài giọt tinh dầu như dầu dừa hoặc dầu hoa cúc, sau đó thoa hỗn hợp lên vết bầm. Tinh dầu giúp cải thiện lưu thông máu, giảm sưng và đau. Sử dụng mỗi ngày 1-2 lần, liên tục trong 1-2 tuần sẽ giúp vết bầm tan nhanh.
Đắp nha đam
Nha đam có tác dụng làm dịu và giữ ẩm cho da, đồng thời giảm đau khi được làm lạnh. Để miếng nha đam trong tủ lạnh và đắp lên vết bầm. Cách này tận dụng đặc tính giảm đau và kháng viêm của nha đam kết hợp với nhiệt độ lạnh.
Hỗn hợp chanh muối
Pha nước chanh tươi với một ít muối, đặt trong miếng vải sạch và chườm lên vết bầm khoảng 30 phút. Hỗn hợp chanh và muối giúp giảm nhanh vết bầm và cải thiện lưu thông máu.
Nghệ tươi
Giã nhuyễn nghệ tươi với một ít phèn chua, sau đó đắp hỗn hợp lên vùng bầm tím mỗi ngày. Nghệ có tính kháng viêm và giúp vết thương nhanh lành, giảm thâm hiệu quả.
Hoa cúc arnica
Hoa cúc arnica chứa các thành phần chống viêm như sesquiterpene và flavonoid. Ngâm hoa khô vào nước sôi để lấy nước, sau đó thoa lên vết bầm, hoặc sử dụng thuốc mỡ chiết xuất từ arnica để giảm đau và sưng hiệu quả.