Viêm da cơ địa ở trẻ em là gì?

Viêm da cơ địa ở trẻ em, còn được biết đến là bệnh chàm, là một loại viêm da mãn tính có xu hướng tái phát thường xuyên. Bệnh này có thể ảnh hưởng đến mọi lứa tuổi nhưng thường bắt đầu ở trẻ em. Trên thế giới, đặc biệt là ở các nước đang phát triển, tỷ lệ mắc bệnh viêm da cơ địa ở trẻ em chiếm khoảng 10-30% và 5-10% ở trẻ vị thành niên. Tại Việt Nam, một số nghiên cứu cho thấy tỷ lệ mắc viêm da cơ địa ở trẻ nhũ nhi là 26,6% và 16% ở trẻ dưới 5 tuổi.

Viêm da cơ địa không phải là bệnh truyền nhiễm. Tuy nhiên, khi da của trẻ bị khô và dị ứng, chúng sẽ ảnh hưởng phần nào đến chất lượng cuộc sống của trẻ và gia đình. Bệnh này tuy không thể chữa khỏi nhưng có thể tự biến mất lúc nhỏ (trước năm tuổi trong 50% trường hợp) nếu kiểm soát tốt các triệu chứng. Chỉ 4% các trường hợp viêm da dị ứng kéo dài cho đến tuổi trưởng thành, và tình trạng bệnh nhìn chung khá nghiêm trọng . Dưới đây là một số khuyến cáo của Bioderma trong việc vệ sinh và chăm sóc đối với da khô và dị ứng ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ nhằm phòng ngừa bệnh tiến triển nặng kéo dài hay tiến triển nặng hơn.

Viêm da cơ địa thường khởi phát từ rất sớm. Có tới 60% trường hợp bắt đầu trong năm đầu đời, 30% trong 5 năm đầu tiên và chỉ 10% bắt đầu sau 5 tuổi. Thông thường, hơn 90% trường hợp sẽ ổn định sau 2 tuổi. Tuy nhiên, chỉ có khoảng 5% trẻ tiếp tục mắc bệnh khi lớn, và một số trường hợp có thể tái phát nhiều lần cho đến khi trưởng thành.

Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa có thể xuất hiện ở bất kỳ vùng nào trên cơ thể, và tùy vào từng giai đoạn, trẻ sẽ có những biểu hiện khác nhau.

  • Giai đoạn cấp tính: Trẻ thường bị nổi mụn nước trên nền da đỏ, mụn có thể bị vỡ, rỉ dịch và đóng vảy. Tổn thương này thường xuất hiện ở trán, má và cằm. Trường hợp nặng hơn có thể lan ra thân mình và các chi.
  • Giai đoạn bán cấp: Các triệu chứng nhẹ hơn, xuất hiện các dát sần đỏ thành từng mảng hoặc rải rác, có rỉ dịch, phù nề và kèm theo ngứa.
  • Giai đoạn mãn tính: Da của trẻ dày và khô, có các vết nứt gây đau, đặc biệt ở những nếp gấp lớn như lòng bàn tay, bàn chân, cổ tay và cổ chân. Da cũng có thể tăng hoặc giảm sắc tố sau viêm.
  • Các triệu chứng khác: Trẻ bị viêm da cơ địa thường kèm theo các tình trạng như hen suyễn, dị ứng, bệnh vảy nến, lo lắng và mất ngủ. Ngứa dữ dội khiến trẻ khó chịu, thường xuyên cào gãi làm da tổn thương thêm và dễ nhiễm trùng.

Khi Nào Nên Đưa Trẻ Đến Bác Sĩ?

Viêm da cơ địa ở trẻ thường được chăm sóc tại nhà, nhưng cần đưa trẻ đến bệnh viện ngay nếu:

  • Trẻ trong tình trạng nặng, cần dùng thuốc ức chế miễn dịch toàn thân.
  • Trẻ bị nhiễm khuẩn thứ phát nặng, cần dùng kháng sinh đường tĩnh mạch.
  • Trẻ bị nhiễm herpes lan rộng.

Nếu chưa biết cách chăm sóc hoặc không chắc chắn về bệnh của trẻ, bố mẹ nên đưa trẻ đến bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị đúng cách.

Biểu hiện viêm da cơ địa ở trẻ em

Nguyên nhân gây viêm da cơ địa ở trẻ em

Viêm da cơ địa là bệnh thường gặp với nguyên nhân phức tạp, bao gồm yếu tố di truyền và rối loạn miễn dịch. ThS.BS Nguyễn Anh Duy Tùng cho biết, thay đổi về gen có thể ảnh hưởng đến chức năng bảo vệ da, tạo điều kiện cho các tác nhân gây bệnh từ môi trường xâm nhập.

Rối loạn miễn dịch: Phản ứng bất thường qua trung gian IgE (type I) và tế bào (type IV) là nguyên nhân thường gặp. Môi trường cũng đóng vai trò quan trọng, như thời tiết khô hanh, tiếp xúc với dị nguyên (phấn hoa, bụi, lông động vật) và thức ăn (thịt bò, trứng, lạc, tôm, cua).

Thời tiết hanh khô làm da khô hơn, khiến triệu chứng viêm da cơ địa nặng hơn vào mùa đông và giảm vào mùa hè. Sử dụng xà phòng hoặc chất tẩy rửa không phù hợp, điều kiện vệ sinh kém cũng làm bệnh nặng hơn. Bố mẹ cần tuân thủ điều trị và không tự ý sử dụng các sản phẩm không rõ nguồn gốc để đảm bảo hiệu quả và an toàn cho trẻ.

Biến chứng viêm da cơ địa ở trẻ em cần chú ý

Viêm da cơ địa có thể gây ra các biến chứng từ nhẹ đến nặng ở trẻ. Nếu không được chẩn đoán và điều trị kịp thời, trẻ có thể khó chịu, quấy khóc do ngứa và ngủ không ngon giấc, ảnh hưởng đến sự phát triển sau này. Nhiều trẻ bị viêm da cơ địa có xu hướng bỏ ăn, kén ăn, và phần da viêm có thể bị bội nhiễm với vi khuẩn, virus, nấm,... khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Đối với trẻ lớn, viêm da cơ địa có thể khiến trẻ tự ti do bị trêu chọc, ảnh hưởng đến thẩm mỹ và khiến trẻ cảm thấy mình khác biệt so với các bạn.

Mặc dù viêm da cơ địa không gây ra các biến chứng nguy hiểm đến tính mạng, nhưng nếu không điều trị đúng cách, bệnh có thể tái phát nhiều lần, để lại sẹo và tổn thương da. Theo thống kê, hơn một nửa số trẻ nhỏ bị viêm da cơ địa có thể phát triển thành bệnh hen suyễn và sốt cỏ khô (một dạng viêm mũi dị ứng với các triệu chứng giống cảm lạnh như chảy nước mũi, sung huyết, hắt hơi và áp lực xoang) vào năm 13 tuổi.

Giáo dục trẻ nhỏ

Giáo dục, kiên nhẫn và thường xuyên là chìa khóa để giải quyết tình trạng ngứa da ở trẻ

Hầu hết các bác sĩ da liễu giải thích rằng việc điều trị bệnh viêm da dị ứng cần dựa trên kiến ​​thức của một số chuyên gia, trong đó có bạn. Tiến sĩ Magali Bourrel-Bouttaz, Bác sĩ Da liễu tin rằng "Cha mẹ đóng vai trò quan trọng của việc điều trị bệnh viêm da cơ địa ở trẻ nhỏ. Do đó, cha mẹ cần nắm rõ những lợi ích của các sản phẩm chăm sóc và quan trọng hơn hết, họ phải hiểu cách thức hoạt động của bệnh. Cha mẹ cũng nên tin dùng các sản phẩm chăm sóc hàng ngày, các phương pháp điều trị cũng như hiệu quả mà các phương pháp này mang lại để áp dụng một cách chính xác nhất và hướng dẫn lại cho con cái của mình". Bác sĩ cũng nhấn mạnh rằng “các bậc cha mẹ nên ngừng việc cảm thấy có lỗi. Họ không chịu trách nhiệm về bệnh tật của con mình. Môi trường hiện đại đã làm biến đổi làn da của một số trẻ nhỏ, khiến làn da của trẻ dễ bị tổn thương bởi các tác nhân kích thích từ môi trường bên ngoài''.

Tình yêu thương và sự quan tâm hàng ngày của cha mẹ chính là yếu tố cần thiết trong việc điều trị thành công bệnh viêm da cơ địa ở trẻ. Cha mẹ cần có sự kiên nhẫn và nhất quán trong quá trình làm sạch và chăm sóc da cho trẻ.

Hãy nhớ rằng bạn không đơn độc, với những giải pháp dưới đây sẽ giúp làm dịu làn da bị ngứa và giúp cuộc sống của cả gia đình trở nên dễ dàng hơn.

 

  • Dạy trẻ chủ động chăm sóc da

    Magali Bourrel-Bouttaz, Bác sĩ Da liễu - Pháp.

    “Hãy dạy cho trẻ chủ động trong việc tắm rửa và chăm sóc, điều đó sẽ giúp ích cho chúng sau này. Và khi trẻ đã biết đánh răng, hãy dạy chúng một số bước vệ sinh và dưỡng ẩm cơ bản trong chăm sóc da. Quá trình để trẻ học được có thể mất trung bình 6 năm.”

    Magali Bourrel-Bouttaz, Bác sĩ Da liễu - Pháp.

Vòi sen

1. Tắm dưới vòi hoa sen để tránh làm da bị mất nước

Theo Tiến sĩ Magali Bourrel-Bouttaz, bác sĩ da liễu cho biết “da bị dị ứng không cần phải tắm rửa hàng ngày, chỉ cần 2 lần mỗi tuần là đủ.”

  • Tắm trong thời gian ngắn (không quá 5 phút cho toàn cơ thể và tóc): bạn có thể đặt hẹn giờ để nắm chính xác thời gian. Con bạn cũng sẽ tự biết được khoảng thời gian phù hợp để tắm rửa cho làn da nhạy cảm của mình. 
  • Nhiệt độ không quá 34°C: sắm cho trẻ một nhiệt kế có hình dạng và màu sắc vui nhộn để trẻ có thể tự đo nhiệt độ của nước.
Tắm bồn

2. Cần thận trọng với tắm bồn

Theo Tiến sĩ Magali Bourrel-Bouttaz, bác sĩ da liễu cho biết “đối với da khô và hơi ngứa, tắm 2 lần mỗi tuần là đủ. Đối với trẻ bị viêm da dị ứng chưa được kiểm soát tốt và da đang bị bội nhiễm thì chỉ nên tắm 1 lần/ngày cho đến khi da khô trở lại mà không có bất kỳ biến chứng nào khác.” 

Cha mẹ vẫn có thể trải nghiệm khoảng thời gian tắm cùng trẻ. Da bị dị ứng không có nghĩa là khoảnh khắc thư giãn này bị cấm. Chỉ cần:

  • Nhiệt độ nước ấm(không quá 34°C)
  • Thời gian tắm không quá 10 phút
  • Sử dụng các sản phẩm tắm rửa phù hợp (không chứa xà phòng)

Điều quan trọng là nên tắm trong thời gian ngắn, càng ngắn càng tốt vì tắm lâu sẽ khiến da khô nhanh hơn và tăng nguy cơ kích ứng cho làn da khô và dị ứng của trẻ. Bạn nên tránh thêm các hương liệu vào nước tắm (ví dụ như tinh dầu) vì có thể gây dị ứng tiếp xúc cho da của trẻ.

 

Xà phòng

3. Ưu điểm của việc làm sạch da

Tiến sĩ Magali Bourrel-Bouttaz, Bác sĩ Da liễu khuyến cáo. “Không bao giờ sử dụng xà phòng, cho dù là ở nhà, ở trường, hay trong các hoạt động thể thao,.. Xà phòng được tạo ra để loại bỏ chất béo. Tuy nhiên, các lipid của da khô và da dị ứng cần được giữ lại” 

  • Sữa rửa mặt không chứa xà phòng
  • Phù hợp với da khô và da dị ứng
  • Giảm mất nước trên da
  • Bảo vệ màng hydrolipidic
  • Không gây dị ứng
  • Độ pH phù hợp với da
Khăn dưỡng ẩm

4. Dưỡng ẩm sau khi tắm để tăng hiệu quả

Bọc trẻ trong khăn: Hãy quấn con bạn trong một chiếc khăn thay vì lau khô cho chúng. Thấm khô nhẹ nhàng thay vì lau khô hoàn toàn để bảo vệ làn da nhạy cảm.

Chăm sóc khi da còn ẩm: Để kéo dài cảm giác thích thú của việc tắm bồn hoặc tắm vòi sen, nên thoa sản phẩm chăm sóc làm mềm da ngay sau khi tắm lên da ẩm để thúc đẩy sự thẩm thấu của các thành phần hoạt tính.

Nhiệt độ mát:

  • Vào mùa hè, dùng khăn ướp lạnh bằng cách cho khăn vào túi sạch rồi để vào tủ lạnh trong vài phút.
  • Quanh năm, hãy dưỡng ẩm bằng sản phẩm làm mềm để trong tủ lạnh để giảm ngứa và làm dịu da nhanh chóng hơn.
  • Dạy trẻ chủ động chăm sóc da

    Tiến sĩ Magali Bourrel-Bouttaz, Bác sĩ Da liễu.

    “Ngay sau khi làm sạch da, hãy thoa chất dưỡng ẩm. Thậm chí nếu như trẻ rửa lại sau vài tiếng tắm rửa, làn da cũng nên được dưỡng ẩm lại với chất làm mềm da. Khi làn da bị đỏ, châm chích và thô ráp, có nghĩa là làn da đang bước vào giai đoạn bùng phát của bệnh viêm da dị ứng. Chất làm mềm có thể khiến da bị châm chích hoặc bị bỏng rát, đó là điều bình thường. Bạn không cần đổi chất dưỡng ẩm. Hãy nhanh chóng áp dụng phương pháp điều trị tại chỗ do bác sĩ chỉ định để tránh các tổn thương lan rộng.”

    Tiến sĩ Magali Bourrel-Bouttaz, Bác sĩ Da liễu.

Trẻ nhỏ và kem dưỡng ẩm

Theo lời khuyên của Tiến sĩ Magali Bourrel-Bouttaz, Bác sĩ Da liễu:
Tăng cường dưỡng ẩm ban đêm bao gồm việc thoa một lớp kem dưỡng rất dày (có hoặc không có chất corticosteroids) để che phủ hoàn toàn vùng da bị khô hoặc dị ứng hoặc thậm chí toàn bộ cơ thể. Màu của da nên bị che hết bởi màu kem sau khi bôi sản phẩm lên. Sau đó, bạn nên cho trẻ mặc quần áo bó sát suốt đêm, chẳng hạn như quần legging hoặc áo thun dài tay. Kỹ thuật này được gọi là quấn khô và có tác dụng bù nước cho da ngay lập tức. Bạn nên sử dụng phương pháp này 1 lần/tuần để tăng cường độ ẩm cho da của trẻ.

Sản phẩm làm sạch chăm sóc Bioderma

Sử dụng hai sản phẩm có công thức đặc biệt để bảo vệ và giữ ẩm hơn nữa cho làn da dị ứng của trẻ. Sử dụng sản phẩm làm sạch để nhẹ nhàng làm sạch da trong khi vẫn giữ được độ ẩm tự nhiên + sản ​​phẩm chăm sóc làm mềm da để giữ ẩm cho da cũng như tái tạo hàng rào chống lại các tác động bên ngoài.

“Kem dưỡng ẩm giúp bảo vệ làn da khỏi môi trường bên ngoài. Chúng lấp đầy các lỗ của làn da dị ứng trong khoảng 24 tiếng đồng hồ. Do đó, chúng nên được áp dụng hàng ngày từ một hoặc hai lần, ngay cả khi trẻ chỉ tắm 2 lần/tuần. Nên tạo thói quen dưỡng ẩm hàng ngày cho da dị ứng.”

Tiến sĩ Magali Bourrel-Bouttaz, Bác sĩ da liễu cho biết

Các câu hỏi thường gặp về viêm da cơ địa ở trẻ em

Trẻ bị viêm da cơ địa bảo lâu thì khỏi?

Thời gian để trẻ bị viêm da cơ địa khỏi hẳn có thể thay đổi rất nhiều, tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tình trạng và cách chăm sóc, điều trị, thông thường sẽ khỏi sau 18 đến 24 tháng. Tuy nhiên, viêm da cơ địa là một bệnh mãn tính, nghĩa là nó có thể kéo dài và tái phát nhiều lần trong đời trẻ. Thông thường, các triệu chứng viêm da cơ địa có thể được kiểm soát bằng cách điều trị và chăm sóc da đúng cách, nhưng rất khó để nói chính xác bao lâu thì khỏi hoàn toàn.

Mẹ nên cho bé kiêng ăn gì khi bé bị viêm da cơ địa? 

Khi trẻ bị viêm da cơ địa, mẹ nên cân nhắc kiêng ăn các loại thực phẩm có thể kích hoạt hoặc làm tệ hóa tình trạng da. Dưới đây là một số thực phẩm mà mẹ nên thận trọng:

  1. Sữa và sản phẩm từ sữa: Sữa bò và các sản phẩm từ sữa như kem, yogurt, và phô mai có thể gây kích ứng da.
  2. Trái cây và quả hạch: Một số trẻ có thể bị kích ứng bởi các loại trái cây và quả hạch như hạnh nhân, lạc, và hạnh đào.
  3. Thịt và cá: Một số trẻ có thể bị kích ứng bởi thịt và cá, đặc biệt là cá biển.
  4. Đậu nành: Đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành có thể làm tệ hóa tình trạng da.
  5. Trigo và gluten: Một số trẻ có thể bị kích ứng bởi gluten, một protein có trong ngũ cốc như bánh mì và bánh ngọt.
  6. Trứng: Trứng cũng có thể là một yếu tố kích ứng cho một số trẻ.