Viêm da cơ địa là một bệnh viêm da mạn tính tái phát, có cơ chế bệnh sinh phức tạp liên quan đến sự nhạy cảm di truyền, rối loạn chức năng miễn dịch và biểu bì, cùng với các yếu tố môi trường. Ngứa là triệu chứng chủ yếu, và tổn thương da có thể dao động từ ban đỏ nhẹ đến lichen hóa (dày da) nặng, thậm chí đến chứng đỏ da.

Atopic Skin

Phân bố tổn thương phụ thuộc vào độ tuổi. Ở trẻ sơ sinh, tổn thương thường xảy ra ở mặt, da đầu, cổ, mí mắt và mặt duỗi của các chi. Ở trẻ lớn và người lớn, tổn thương thường xuất hiện trên các mặt gấp như cổ, khuỷu tay, và khủy chân.

Trẻ sơ sinh 

Bệnh viêm da cơ địa thường xuất hiện ở trẻ sơ sinh, sớm nhất là từ 3 tháng tuổi.

  • Trong giai đoạn cấp tính, tổn thương biểu hiện dưới dạng các mảng hoặc mảng có vảy, đỏ, dày, và ngứa dữ dội, có thể bị xước do gãi.
  • Trong giai đoạn mạn tính, việc trầy xước và chà xát tạo ra những tổn thương khô, lichen hóa trên da. Các triệu chứng này đôi khi có thể nhầm lẫn với vảy nến, một loại bệnh lý da khác.

Ngứa dữ dội là một đặc điểm chính của bệnh. Ngứa thường xuất hiện trước các tổn thương và trầm trọng hơn khi không khí khô, đổ mồ hôi, kích ứng tại chỗ, mặc quần áo len và căng thẳng cảm xúc.

Ở trẻ sơ sinh (0-30 ngày) và nhũ nhi (1-12 tháng tuổi), viêm da cơ địa thường xuất hiện ở hai bên má, quanh miệng, trán, thân mình, cổ, bẹn và các nếp da. Tại các vị trí này, da có ban đỏ, tróc vảy, và nhiều mụn nước nhỏ dễ vỡ, chảy dịch, gây viêm trợt. Các vết loét có thể khô lại, đóng vảy và dễ nhiễm vi khuẩn. Một số bé có thể kèm theo triệu chứng tiêu chảy, viêm tai giữa, khiến trẻ mất ngủ, khó chịu và quấy khóc.

Ở trẻ em (2-12 tuổi), da trở nên khô ráp, nứt nẻ và ngứa, đặc biệt ở vùng da sau đầu gối, trên đầu gối, khuỷu tay và các nếp da. Tại những vùng ngứa, da thường hình thành các mảng dày sừng, có dạng đĩa. Trẻ bị bệnh có thể gặp các vấn đề đi kèm như đục thủy tinh thể hoặc viêm kết mạc dị ứng.

Ở người trưởng thành, trong giai đoạn cấp tính, bệnh có thể gây ra các ban đỏ, mụn nước nhỏ, nông, và chảy dịch làm vùng da bị phù nề, có vảy tiết. Da tổn thương thường ngứa, nóng rát, sưng và đau. Khi bệnh chuyển sang mạn tính, da có thể trở nên thâm sạm, dày sừng, nứt nẻ và ngứa âm ỉ hoặc dữ dội kéo dài.

Body areas

Viêm da cơ địa là một bệnh dị ứng và miễn dịch có tính gia đình. Nguyên nhân chính xác của bệnh này vẫn chưa hoàn toàn rõ ràng. Một số giả thuyết cho rằng, da quá khô và dễ bị kích thích, cùng với rối loạn trong hệ thống miễn dịch bẩm sinh, có thể gây nổi mẩn ngứa trên da. Tình trạng này thường khởi phát từ tuổi sơ sinh và thường xuất hiện trong gia đình có các thành viên mắc bệnh hen suyễn, viêm mũi dị ứng...

Một số yếu tố khác có thể làm tình trạng viêm da khởi phát hoặc làm triệu chứng trở nên nghiêm trọng hơn bao gồm: tắm nước nóng hoặc tắm quá lâu, thay đổi xà phòng, thay đổi nhiệt độ, bài tiết mồ hôi, môi trường có độ ẩm thấp, mặc quần áo từ lông cừu hoặc vải nhân tạo, len dạ, tiếp xúc với bụi bặm, lông động vật, khói thuốc lá, hoặc ăn một số loại thực phẩm dễ gây dị ứng như trứng, sữa, cá, đậu nành và lúa mì... Để tìm kiếm nguyên nhân chính xác, đôi khi cần phải thực hiện các xét nghiệm chuyên sâu, nhưng không phải lúc nào cũng xác định được nguyên nhân cụ thể. Do đó, người bệnh thường được khuyên hạn chế tiếp xúc với các yếu tố kích thích nhằm giảm nguy cơ tái phát các bệnh lý khác viêm da bã tiếtviêm da cơ địa.

Immunity

Khi lớp biểu bì trở nên dễ dàng thẩm thấu các tác nhân gây dị ứng

(bọ ve, lông động vật, phấn hoa) và một số vi khuẩn (Staphylococcus aureus), đó là lúc xảy ra các phản ứng viêm.

Food

Việc dị ứng thực phẩm

(sữa bò, trứng, v.v.) cũng liên quan đến việc khởi phát một số đợt bùng phát bệnh chàm. Các yếu tố khác như sử dụng các sản phẩm hóa học lên da, nhiệt độ hoặc mồ hôi cũng là những tác nhân kích thích gây ra những cơn bùng phát này.

Tuy nhiên, trong đại đa số các trường hợp, trẻ bị viêm da cơ địa không bị dị ứng với thức ăn. Dị ứng thực phẩm biểu hiện bằng các dấu hiệu tiêu hóa và sự “phá vỡ” các chỉ số về chiều cao và cân nặng.

** Dermatite atopique. SA Büchner. Diễn đàn Y tế Thụy Sĩ số 19 tháng 5 năm 2001

Step 1

 Giai đoạn 1

Viêm da cơ địa thường bắt đầu lúc trẻ được khoảng hai, ba tháng tuổi, khi các mảng đỏ dày đặt xuất hiện trên má và bàn tay, sau đó lan rộng đến các nếp gấp trên đầu gối và khuỷu tay. Bệnh tiến triển qua các đợt bùng phát trong một đến hai năm. Da bị khô vĩnh viễn dẫn đến ngứa ngáy, gây mất ngủ và làm giảm chất lượng cuộc sống.

Step 2

 Giai đoạn 2

Sau vài năm, một số trẻ có thể phát triển các dấu hiệu khác thường, chẳng hạn như viêm mũi dị ứng và / hoặc hen suyễn dị ứng.

Đây là chặng cuối cùng của “cuộc hành trình dị ứng”. Nguyên nhân thường liên quan đến việc gãi và tỷ lệ tụ cầu vàng cao trên da.

Viêm da cơ địa có nguy hiểm không?

Viêm da cơ địa thường biểu hiện thành từng đợt và có thể tự thuyên giảm, với dạng nhẹ hầu hết không gây ra biến chứng nghiêm trọng. Tuy nhiên, khi bệnh nhân bị ngứa và gãi nhiều, móng tay dài, nhọn và kém vệ sinh có thể dẫn đến nhiễm trùng da. Tình trạng này làm cho cấu trúc da bị phá vỡ, gây lở loét và nứt nẻ, dễ bị nhiễm vi khuẩn từ môi trường ngoài hoặc vi sinh vật thường trú trên da. Khi vết thương trên da lành, có thể để lại các loại sẹo (sẹo rỗ, sẹo đáy nhọn,...) không đẹp mắt, ảnh hưởng đến thẩm mỹ.

Trong trường hợp nhiễm thêm virus gây hội chứng Kaposi-Juliusberg (hay eczema herpeticum), tình trạng có thể trở nên khá nghiêm trọng với biểu hiện sốt, mệt mỏi, mụn nước trên da, và thậm chí tổn thương nội tạng, với tỷ lệ tử vong từ 1-9%.

Bệnh lý mạn tính kéo dài nhiều năm có thể trở nên nguy hiểm nếu điều trị không đúng cách, đặc biệt là lạm dụng thuốc có chứa Corticoid, dẫn đến tình trạng đỏ da toàn thân. Toàn thân có thể đỏ, kèm theo những đợt sốt, rét run, và ngứa thường xuyên.

Khi viêm da cơ địa tác động đến vùng xung quanh mắt, người bệnh thường cảm thấy khó chịu, ngứa và da quanh mắt bị thâm do gãi nhiều, ảnh hưởng đến thẩm mỹ. Gãi nhiều gây ra các vết xước trên da có thể dẫn đến nhiễm trùng. Các biến chứng liên quan đến mắt bao gồm chảy nước mắt liên tục, viêm mí mắt, và viêm kết mạc. Trong trường hợp nghi ngờ có biến chứng ở mắt, cần đi khám bác sĩ càng sớm càng tốt.

Mom with her baby
  • Người bị ảnh hưởng là những người về mặt di truyền có thiên hướng dễ bị dị ứng (dễ bị viêm da cơ địa).
  • Họ cũng có thể gặp các vấn đề về hô hấp (hen suyễn), các vấn đề về tai mũi họng (viêm mũi dị ứng), các vấn đề về mắt (viêm kết mạc dị ứng) hoặc các vấn đề tiêu hóa (dị ứng thực phẩm).
  • Trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ là đối tượng dễ bị ảnh hưởng nhất, thường ở độ tuổi từ ba tháng đến năm tuổi, đỉnh điểm là 80% trường hợp bệnh xuất hiện trước một tuổi. Nhưng viêm da cơ địa cũng có thể kéo dài bền bỉ đến tuổi trưởng thành.

Làm gì khi mắc viêm da cơ địa?

Khi xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ viêm da cơ địa như đã nêu, bạn nên đến khám chuyên khoa Da liễu để xác định chính xác bệnh và loại trừ các chẩn đoán khác. Khi thăm khám, hãy cho bác sĩ biết rõ các triệu chứng khó chịu bạn đang gặp phải, thời điểm bệnh bắt đầu và thời gian kéo dài của bệnh.

Ngoài ra, cần cung cấp thông tin về bất kỳ yếu tố nào có thể gây khởi phát bệnh, chẳng hạn như thay đổi thời tiết, sử dụng xà phòng, ra mồ hôi, khói thuốc lá,... Bên cạnh đó, bác sĩ cũng cần biết bạn có dị ứng với thức ăn hoặc có bệnh lý dị ứng nào khác không, cũng như trong gia đình có ai mắc bệnh tương tự hay không.

Cách chữa viêm da cơ địa như thế nào?

Mục đích điều trị viêm da cơ địa là để giảm viêm, giảm ngứa và ngăn chặn các cơn bùng phát trong tương lai, tránh các biến chứng. Theo đó, bác sĩ thường chỉ định các loại thuốc cụ thể như sau:

  1. Kem chống ngứa: Được sử dụng để bôi vào vùng da có triệu chứng. Tuy nhiên, nếu bệnh nhân bị ngứa quá nặng và ảnh hưởng đến sinh hoạt, đôi khi cần dùng đến thuốc kháng histamine đường uống. Đối với các thuốc chống dị ứng gây buồn ngủ, bác sĩ thường kê đơn để uống vào buổi tối.
  2. Kem dưỡng ẩm: Kết hợp với kem chống ngứa để giảm thiểu triệu chứng khó chịu. Ngoài những cơn cấp, cần thường xuyên dưỡng ẩm da, giữ da mềm mại khi thời tiết lạnh và khô, tránh để da nứt nẻ, điều này sẽ giúp giảm ngứa. Sử dụng các sản phẩm như kem dưỡng ẩm Bioderma có thể là một lựa chọn hữu ích.
  3. Kem kháng viêm: Giúp hạn chế phản ứng viêm tại chỗ, làm giảm triệu chứng, da bớt mẩn đỏ, sưng và ngứa. Tuy nhiên, nên hạn chế sử dụng kem kháng viêm khi đã bớt ngứa và tăng cường các liệu pháp tự chăm sóc khác như làm ẩm da, mềm da để kiểm soát viêm da cơ địa mức độ nhẹ thay vì dùng thuốc. Việc sử dụng kéo dài các kem kháng viêm có thể gây tác dụng phụ như làm đổi màu da, mỏng da, mọc lông và dễ làm da nhiễm trùng hơn. Các kem kháng viêm chứa corticoid chỉ nên sử dụng khi có chỉ định của bác sĩ. Tùy vào tính chất tổn thương, bác sĩ sẽ kê dạng hoạt chất từ nhẹ đến nặng.
  4. Kháng sinh: Trong trường hợp bệnh nhân có nhiễm trùng da, việc điều trị cần bổ sung thêm kháng sinh trong một thời gian ngắn để điều trị nhiễm trùng. Đồng thời, nếu vết thương hở và chảy dịch, bệnh nhân cần đắp gạc, vệ sinh và thay băng mỗi ngày để tránh bội nhiễm.
  5. Hạn chế các yếu tố kích thích bệnh khởi phát: Nhiều bệnh nhân lo lắng viêm da cơ địa có lây không vì sợ đã bị lây từ người khác hay lo ngại sẽ lây cho người thân trong gia đình. Tuy nhiên, bệnh do cơ địa của từng người nên hoàn toàn không lây nhiễm.

Theo đó, việc cần làm là hạn chế các yếu tố kích thích bệnh khởi phát như:

  • Tránh thức ăn dễ gây dị ứng, vệ sinh nhà cửa, giặt giũ chăn, gối, nệm, thảm và màn cửa thường xuyên, tránh khói thuốc lá và môi trường bụi bặm.
  • Tắm không quá lâu; mỗi lần tắm, giới hạn trong 15 - 20 phút và sử dụng nước ấm hơn là nước nóng.
  • Nên dùng một loại nước hoa, xà phòng cố định và có tính tẩy rửa nhẹ nhàng; nếu muốn thay đổi, nên thử trên một vùng da mỏng trước để xem có gây kích ứng hay không.
  • Hạn chế gãi da đến mức tối thiểu; đối với trẻ nhỏ, cần cắt móng tay và đeo găng tay vào ban đêm.
  • Khi trời nóng, cần mặc quần áo thoáng mát. Khi trời lạnh và khô, cần dưỡng da với các loại kem, sáp giữ ẩm. Uống đủ nước.

6. Các biện pháp điều trị khác: Liệu pháp miễn dịch đang từng bước ứng dụng trong điều trị viêm da cơ địa nói riêng và các bệnh do rối loạn miễn dịch khác nói chung. Tuy nhiên, hiệu quả về lâu dài cũng như tính an toàn của các nhóm thuốc này vẫn chưa rõ ràng nên chỉ được chấp thuận cho trẻ em trên 2 tuổi và cho người lớn. Đồng thời, phương pháp này chỉ được sử dụng khi các phương pháp điều trị khác đã thất bại hoặc hoàn toàn không dung nạp được.

7. Quang tuyến trị liệu: Phương pháp này đã cho thấy những kết quả tích cực trong việc điều chỉnh các rối loạn trong và ngay dưới cấu trúc da; tuy nhiên, khả năng áp dụng rộng rãi cần nghiên cứu thêm, bởi có một số bằng chứng cho thấy có thể gây lão hóa da sớm cũng như tăng nguy cơ ung thư da.

Cách phòng ngừa viêm da cơ địa 

Hiện tại chưa có vaccine phòng ngừa cho bệnh viêm da cơ địa, tuy nhiên có thể thực hiện một số biện pháp để ngăn chặn bệnh khởi phát như sau:

  • Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên, nhất là sau khi đổ nhiều mồ hôi, hoạt động thể thao hoặc ở trong môi trường nhiều bụi bẩn và ô nhiễm.  
  • Dưỡng ẩm da sau khi tắm với kem dưỡng ẩm hoặc kem dưỡng da để ngăn khô da, giúp giảm nguy cơ nứt nẻ và viêm nhiễm.
  • Tránh tắm nước nóng để giảm kích thích da, hạn chế ngứa và viêm.  
  • Chọn sữa rửa mặt, nước tẩy trang, và các sản phẩm tắm gội dịu nhẹ, phù hợp với làn da của bạn; nên đọc kỹ thành phần để tránh các chất gây kích ứng.
  • Hạn chế tiêu thụ hải sản, rượu bia và không hút thuốc lá, vì các yếu tố này có thể gây dị ứng và ngứa.
  • Tránh tự ý mua thuốc chống dị ứng, hãy dùng theo hướng dẫn của bác sĩ.
  • Dr Michèle Sayag, allergologist

    Dr Michèle Sayag, Chuyên da về dị ứng.

    Câu hỏi của một người dùng mạng: Làm cách nào để ngăn ngừa và điều trị bệnh viêm da cơ địa?

    Việc phòng ngừa được áp dụng cho trẻ em “có nguy cơ”, cụ thể là trẻ em có ít nhất một cha hoặc mẹ dễ bị dị ứng. Ví dụ, trong những trường hợp này, chúng tôi biết rằng tốt nhất là nên để trẻ tránh tiếp xúc với mèo trong vài tuần tuổi đầu tiên. Về điều trị, các đợt bùng phát của bệnh chàm nên được điều trị càng sớm càng tốt bằng thuốc chống viêm (corticoids dạng kem). Những thay đổi trong rào chắn của làn da nên được điều trị hàng ngày bằng chất làm mềm.

    Dr Michèle Sayag, Chuyên da về dị ứng.
  • Dr Michèle Sayag, allergologist

    Dr Michèle Sayag, Chuyên gia về dị ứng.

    Câu hỏi của một người dùng mạng: Nước tôi dùng để rửa mặt cho con tôi có thể làm cho tình trạng dị ứng của nó trở nên tồi tệ hơn không?

    Nước cứng làm cho tình trạng khô da trở nên tồi tệ hơn và do đó ảnh hưởng đến hàng rào bảo vệ da, tạo điều kiện cho các tác nhân gây dị ứng từ môi trường bên ngoài xâm nhập vào da và gây bùng phát bệnh chàm cơ địa ở trẻ.

    Dr Michèle Sayag, Chuyên gia về dị ứng.
  • Dr Michèle Sayag, allergologist

    Dr Michèle Sayag, Chuyên da về dị ứng.

    Câu hỏi của một người dùng mạng: Tôi bị dị ứng (chàm, giời leo). Do đó, con gái tôi có dễ bị các vấn đề về da này hơn không?

    Bệnh zona không phải là một chứng dị ứng mà là một bệnh nhiễm trùng do virus. Tuy nhiên, nếu bạn bị dị ứng, con gái bạn sẽ có nhiều khả năng bị viêm da dị ứng hơn mức trung bình.

    Dr Michèle Sayag, Chuyên da về dị ứng.

Khi đã hiểu rõ bản chất tiến triển của bệnh viêm da cơ địa, hướng tiếp cận mới đối với căn bệnh này là áp dụng hai mục tiêu chính khuyến khích bạn liên hệ với bác sĩ da liễu.

 

HOÀN THÀNH CHẨN ĐOÁN

 

Chiến lược nào nên được áp dụng để kiểm soát một căn bệnh đang tiến triển?

Chúng ta nên cắt ngắn tiến trình phát triển và hành động càng sớm càng tốt, trong giai đoạn khô da “tiền dị ứng” ở những trẻ sơ sinh có nguy cơ: những trẻ có da rất khô, trắng và thô ráp, cũng như những trẻ có cha mẹ hoặc anh chị em đã bị viêm da dị ứng.

Bioderma - skin expert

Nên làm việc này như thế nào? Bằng cách can thiệp càng sớm càng tốt với phương pháp điều trị trực tiếp, vì mỗi đợt bùng phát viêm da dị ứng sẽ thúc đẩy các đợt tái phát mới. 

Điều cần thiết là phải điều trị dứt điểm từng đợt bùng phát, điều này sẽ hạn chế sự xuất hiện trở lại của các tổn thương và giảm thời gian tiến triển của bệnh.

Thuốc điều trị các đợt chàm bùng phát chủ yếu dựa vào corticoid tại chỗ (hoặc steroid tại chỗ). Chúng loại bỏ các tổn thương do viêm nhiễm và giảm ngứa nhanh chóng. Các tổn thương thường xuyên tái phát khi ngừng điều trị.  Lượng corticoids bôi tại chỗ phụ thuộc vào diện tích bề mặt cần điều trị và độ tuổi của đối tượng. Lượng thuốc sử dụng trong một khoảng thời gian xác định được định lượng bởi bác sĩ.

Tránh thoa lên mặt hoặc lên vùng mặc tã của trẻ sơ sinh.


Tacrolimus có thể được sử dụng như một phương pháp điều trị thứ hai nếu steroid tại chỗ không hiệu quả, nhưng chỉ dành cho trẻ em trên một tuổi. Các phương pháp điều trị khác chỉ được xem xét cho người lớn và thanh thiếu niên.
Chế độ ăn uống loại trừ thực phẩm chỉ được áp dụng sau khi đã có xác nhận về mặt y tế chứng minh bạn bị dị ứng thực phẩm (sử dụng các xét nghiệm dị ứng thực phẩm trong môi trường chuyên biệt).

Scratching

Đảm bảo thực hiện và nghe theo sự chỉ dẫn của bác sĩ da liễu. Tuân theo các biện pháp phòng ngừa như sau:

  • Tránh các tác nhân gây dị ứng có khả năng gây ra phản ứng viêm cấp tính như bọ ve, phấn hoa, tóc và lông động vật, cũng như tiếp xúc với thuốc lá, là chất gây nên sự kích ứng.
  • Tránh cho trẻ sơ sinh ăn thức ăn đặc quá sớm. Thực hiện theo lời khuyên của bác sĩ nhi khoa hoặc bác sĩ đa khoa.
  • Chọn quần áo cotton. Tránh vải len và quần áo với chất liệu tổng hợp có thể gây kích ứng da.
  • Lưu ý không sử dụng quá nhiều bột giặt khi giặt. Vì chất tẩy rửa trong đó có thể làm mỏng da.
  • Nhớ ủi quần áo hoặc sấy khô quần áo. Điều này sẽ làm cho chúng mềm mại và thoải mái hơn.
  • Đảm bảo nhiệt độ trong nhà không quá nóng (19-20 ° C) và thường xuyên làm ẩm không khí, cả mùa hè lẫn mùa đông.
  • Làm ẩm phòng ngủ của bạn hoặc đơn giản là treo một chiếc khăn ướt qua đêm trong phòng.
  • Không hạn chế chơi bất kì môn thể thao nào trừ khi chúng làm bạn đổ mồ hôi nhiều khiến tình trạng ngứa thêm trầm trọng.
Clean clothes

  • Mỗi ngày, tắm từ 5 đến 10 phút với nước ấm (không quá 35 độ C; nước nóng không thích hợp với da khô).
  • Không sử dụng các loại sữa tắm sủi bọt hoặc muối tắm, vì chúng sẽ làm khô và kích ứng da.
  • Tắm rửa cơ thể bằng sản phẩm làm sạch có độ dung nạp cực cao; lý tưởng nhất là Syndet dạng dung dịch hoặc một bánh xà phòng chống khô da và giàu lipid (để củng cố hàng rào bảo vệ da).
  • Tạm biệt các loại xà phòng thông thường vì chúng gây kích ứng và làm khô lớp biểu bì.
  • Lau khô da một cách cẩn thận, dùng khăn bông thấm nhẹ lên da.
Baby in a bath

  • Một hoặc hai lần mỗi ngày, bôi một lượng chất làm mềm da với độ dung nạp cao nhằm thúc đẩy quá trình tái tạo hàng rào bảo vệ da, làm cho làn da của bạn trở nên đàn hồi, mềm mại hơn và làm giảm các phản ứng quá mức. Bạn có thể tham khảo sản phẩm kem dưỡng phục hồi da Cicabio Crème
  • Một hoặc hai lần mỗi ngày khi bệnh chàm bùng phát, hãy sử dụng phương pháp điều trị làm ẩm và nuôi dưỡng giúp giảm ngứa và hạn chế các phản ứng viêm trên toàn bộ cơ thể, ngoại trừ các tổn thương do chàm.
Bioderma - Woman applying cream on her body

Cách phòng ngừa viêm da cơ địa

Chúng ta có thể phòng ngừa bệnh khởi phát bằng những cách sau:

  • Vệ sinh cơ thể sạch sẽ và thường xuyên 
  • Bôi kem dưỡng ẩm cho da sau khi tắm để tránh tình trạng da bị khô gây nứt nẻ, viêm nhiễm.  
  • Lựa chọn nước hoa, mỹ phẩm, xà phòng tắm gội dịu nhẹ và phải phù hợp với làn da.
  • Hạn chế ăn hải sản, sử dụng các chất kích thích như uống rượu bia, không hút thuốc lá,… có thể bị dị ứng, gây ngứa ngáy. 

Atoderm Intensive Gel moussant

(2 Nhận xét)

Gel tắm làm sạch và chống ngứa dịu nhẹ.

Da rất khô đến dễ bị viêm da cơ địa

Atoderm Intensive baume

(2 Nhận xét)

Kem dưỡng ẩm dịu nhẹ và chống ngứa chuyên sâu.

Da rất khô đến dễ bị viêm da cơ địa