1. Nguyên nhân nổi mụn ở má phải

Mụn mọc ở má phải là vị trí mụn gây mất thẩm mỹ nhất cho làn da, bởi vì vùng da này có tiết diện khá lớn nên nếu tình trạng mụn không được điều trị kịp thời sẽ để lại những tổn thương nghiêm trọng như sẹo lồi, sẹo lõm trên da, khiến làn da trở nên sần sùi, mất thẩm mỹ và khó phục hồi. Một số nguyên nhân gây nổi mụn ở má phải có thể kể đến như sau:

1.1. Mụn ở má phải do vi khuẩn

Các chất bẩn không thể quan sát bằng mắt thường như bụi mịn, vi khuẩn,... tác động trực tiếp lên làn da của chúng ta hằng ngày là nguyên nhân gây ra tình trạng nổi mụn ở má phải. Việc chúng ta ra đường mà không sử dụng các biện pháp làm sạch và che chắn, bảo vệ da kỹ lưỡng như dùng kem chống nắng, áo khoác hay mũ rộng vành… sẽ tạo điều kiện cho các tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài ảnh hưởng đến làn da và gây nên mụn.

1.2. Mọc mụn ở má phải do hệ đường ruột hoạt động kém hiệu quả

Một nguyên nhân khác bắt nguồn từ chính bên trong cơ thể chúng ta gây nên tình trạng nổi mụn ở má phải là do hệ đường ruột trong cơ thể hoạt động kém. Vấn đề này xảy ra khi cơ thể chúng ta dung nạp quá nhiều các thực phẩm không lành mạnh và khó tiêu hoá một cách thường xuyên, cơ quan đường ruột lúc này sẽ  hoạt động một cách mệt mỏi và rơi vào trạng thái quá tải dẫn đến nổi mụn.

1.3. Mụn lên ở má phải do chức năng của cơ quan phổi bị ảnh hưởng

Khi cơ thể xuất hiện các triệu chứng bệnh cảm, ho, đau họng thường sẽ xuất hiện kèm theo các hiện tượng bị nổi mụn ở vùng má phải. Chúng ta có thể dễ dàng quan sát những dấu hiệu này và cần phải đặc biệt quan tâm và lưu ý để điều trị mụn kịp thời, tránh lây lan sang những vùng da khác.

Nguyên nhân nổi mụn ở má phải

2. Nguyên nhân mọc mụn ở má trái

Tình trạng nổi mụn má trái thường kèm theo các hiện tượng sưng tấy, mẩn đỏ và gây đau nhức ngứa rát, khiến chúng ta trở nên tự ti trong quá trình giao tiếp với mọi người xung quanh. Tương tự như hiện tượng mụn nổi lên ở má phải, tình trạng má trái nổi nhiều mụn cũng được hình thành từ nhiều nguyên nhân cả bên trong và bên ngoài cơ thể. Vì sao nổi mụn ở má trái? Một số nguyên nhân có thể kể đến như sau:

2.1. Mụn ở má trái do các vấn đề của chức năng gan

Quá trình hoạt động chức năng của gan có vấn đề sẽ khiến cho việc hấp thụ, bài tiết và đào thải các độc tố từ bên trong cơ thể ra ngoài bị trì trệ. Mọc mụn ở má trái là tín hiệu mà cơ thể báo động cho chúng ta về tình trạng hoạt động kém của chức năng gan. Chúng ta cần phải thay đổi thói quen sinh hoạt và quan tâm, chăm sóc sức khỏe một cách lành mạnh hơn. Bên cạnh đó, hiện tượng này khi kết hợp với các tác động ảnh hưởng đến da từ bên ngoài như vi khuẩn, khỏi bụi… càng sẽ dẫn đến tình trạng mọc mụn ở má trái gây tổn thương cho làn da.

Do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

2.2. Do sử dụng mỹ phẩm không phù hợp

Mỹ phẩm cũng là một nguyên nhân cần phải đề cập đối với tình trạng nổi mụn ở má. Khi chúng ta sử dụng mỹ phẩm không phù hợp với da hoặc chứa các thành phần độc hại sẽ gây kích ứng da, khiến da bị nổi mẩn đỏ, bị mụn li ti hoặc mụn bọc kèm theo đó là cảm giác ngứa ngáy, khó chịu trên da.

3. Triệu chứng mụn ở má

Mụn ở má gây ra các tổn thương, viêm nhiễm, đỏ, đau và lở loét. Các vết mụn có thể xuất hiện dưới nhiều dạng khác nhau, mỗi loại mụn có những đặc điểm riêng biệt:

  1. Mụn đầu trắng: Còn được gọi là mụn trứng cá đóng. Đây là loại mụn nhỏ nhất và khó nhận thấy nhất.
  2. Mụn đầu đen: Đây là mụn trứng cá mở, dễ nhìn thấy với sắc tố đen hoặc nâu sẫm do quá trình oxy hóa.
  3. Sẩn: Một loại mụn phổ biến, nhỏ, màu hồng. Nốt mụn này nổi gồ lên với đường kính từ 2-5 mm.
  4. Sẩn mụn mủ: Đây là loại mụn có đường kính từ 2-5 mm, trên nền da hồng ban. Mụn có mật độ cứng chắc với màu trắng ở trên do có mủ tụ bên trong.
  5. Mụn nang: Tương tự như sẩn nhưng lớn hơn (trên 5 mm), nghiêm trọng hơn và thường gây đau khi chạm vào.
  6. Mụn nốt: Đây là loại mụn nghiêm trọng nhất với đường kính trên 1 cm. Mụn rất nhạy cảm, chứa nhiều mủ và thường cần sự can thiệp của bác sĩ để điều trị.

Nhận biết và hiểu rõ các loại mụn này giúp bạn có thể tìm kiếm phương pháp điều trị phù hợp và hiệu quả hơn.

4. Cách điều trị mụn mọc ở má

Để tránh gây khó chịu cũng như để lại sẹo gây mất thẩm mỹ trên da, chúng ta cần phải có những phương pháp chữa trị tình trạng mụn ở má an toàn và hiệu quả. Bạn có thể áp dụng những phương pháp sau để điều trị mụn mọc ở má:

4.1. Chú trọng làm sạch da một cách kỹ lưỡng

Đối với những bạn đang gặp phải các vấn đề bị mụn nổi ở trên má, chúng ta càng cần phải chú trọng cho quy trình các bước làm sạch và nuôi dưỡng da mỗi ngày. Bạn nên ưu tiên sử dụng các sản phẩm nước tẩy trang dành cho da dầu mụnsữa rửa mặt dành cho da mụn và dịu nhẹ, không gây kích ứng hay khô da đều đặn 2 lần/ngày để nhẹ nhàng loại bỏ những chất bẩn từ môi trường bám trên làn da. 

Một sản phẩm sữa rửa mặt phù hợp cho bạn trong thời điểm này chính là Gel Rửa Mặt Bioderma Sébium Gel Moussant. Sébium Gel Moussant sở hữu công thức đặc biệt FluidactivTM có trong tất cả các sản phẩm dòng Sébium của Bioderma, tác động trực tiếp lên chất lượng bã nhờn trên da, điều chỉnh và làm sạch hiệu quả bã nhờn, bụi bẩn mà không làm căng rát da mặt. Sản phẩm làm sạch có một số hiệu quả nổi bật trên làn da như sau:

  • Lớp bọt dịu nhẹ như bông cuốn trôi mọi bụi bẩn, nhẹ nhàng rửa sạch và làm sạch nhờ được bổ sung Zinc GluconateCopper Sulfate
  • Hạn chế sự tiết bã nhờn, giữ lỗ chân lông không bị tắc nghẽn.
  • Làm sạch nhưng không chứa xà phòng, không gây khô rát da. 
  • Không chứa paraben và các tác nhân tạo màu.
Chú trọng làm sạch da một cách kỹ lưỡng

4.2. Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm, giảm mụn

Kem dưỡng ẩm cho da mụn sẽ giúp thực hiện cung cấp dưỡng ẩm cho da, giúp làn da được nuôi dưỡng và tái tạo từ sâu bên trong, điều này có công dụng rất lớn giúp cho quá trình phục hồi da được diễn ra nhanh chóng. Bạn có thể sử dụng sản phẩm Kem Dưỡng Hỗ Trợ Giảm Mụn Và Thâm Mụn Bioderma Sébium Kerato+ trong quá trình điều trị mụn. Sản phẩm có khả năng giúp giảm viêm mụn, làm mờ sẹo do mụn để lại và ngăn mụn hình thành mụn mới với hiệu quả rõ rệt nhờ vào các thành phần chính như: 

  • Phát minh độc quyền FLUIDACTIV™, điều chỉnh chất lượng bã nhờn về mặt sinh học, ngăn ngừa sự xuất hiện của các khuyết điểm mới.
  • Tác động tiêu sừng và tăng khả loại bỏ nhanh chóng mụn và vết thâm nhờ sự kết hợp của các hoạt chất:

+ Salicylic acid: hoạt động trên bề mặt da giúp thông thoáng lỗ chân lông.

+ Malic acid ester (AHA thế hệ mới): là một thành phần hoạt tính có tác dụng kép hoạt động sâu dưới bề mặt da, làm tiêu sừng đồng thời điều tiết lượng bã nhờn dư thừa.

Sử dụng các sản phẩm dưỡng ẩm, giảm mụn

4.3. Không tự ý nặn mụn ở má

Với tình trạng nổi mụn ở má, chúng ta cần chú trọng điều trị kịp thời lý không mụn sẽ càng nghiêm trọng và gây ra những tổn thương không thể phục hồi trên da. Tuy nhiên, dù mụn đang ở mức độ nhẹ hay nặng thì bạn cũng không được tự ý nặn mụn tại nhà. 

  • Việc tự ý lấy nhân mụn đối với những ổ mụn chưa hình thành nhân mụn bên trong sẽ gây tổn thương sâu cho làn da, khả năng cao sẽ để lại sẹo lồi, sẹo lõm về sau gây mất thẩm mỹ cho làn da.
  • Nặn mụn tại nhà sẽ không đảm bảo an toàn, đặc biệt nếu nặn mụn bằng tay hay các dụng cụ không được vệ sinh và quá trình xử lý vết thương hở không đúng cách dễ khiến lây lan mụn qua các vùng da khác. Tình trạng mụn trên da lúc này không những không được cải thiện mà còn biến chuyển theo chiều hướng tệ hơn rất nhiều.

4.5. Xây dựng cuộc sống cân bằng và lành mạnh

Các vấn đề da bị nổi mụn ở má sẽ được cải thiện đáng kể nếu chúng ta xây dựng được một chế độ ăn uống khoa học lành mạnh:

  • Tăng cường bổ sung các loại rau củ quả xanh, bổ sung nhiều chất xơ, vitamin,... vào các bữa ăn chính trong ngày.
  • Kiêng sử dụng các loại thực phẩm có chứa nhiều đường và chất béo, vì Insulin là thành phần có thể khiến những nốt mụn kích thích, gây đau và sưng nhiều hơn.
  • Cung cấp đầy đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể bằng cách uống 2 lít nước mỗi ngày.
  • Tránh trạng thái căng thẳng, tâm lý stress kéo dài vì sẽ thúc đẩy cơ thể sản sinh các hóc môn không có lợi khiến tình trạng da mụn ở má ngày càng nghiêm trọng
  • Tập thói quen đi ngủ sớm, và tránh sử dụng các thiết bị công nghệ điện tử như smartphone, máy tính, laptop trước khi đi ngủ.

5. Các loại thực phẩm giúp giảm mụn nội tiết ở má hiệu quả

Một chế độ ăn uống lành mạnh không chỉ giúp giảm mụn ở má mà còn góp phần làm làn da khỏe mạnh và ngăn ngừa mụn bùng phát. Các chất dinh dưỡng quan trọng giúp giảm mụn trứng cá bao gồm vitamin C, E và A, kẽm, axit béo omega-3, chất chống oxy hóa, và carbohydrate phức tạp.

Chất dinh dưỡng có lợi cho da

  • Vitamin C, E và A: Giúp tăng cường sức đề kháng của da, giảm viêm và kích thích quá trình tái tạo da.
  • Kẽm: Có tác dụng kháng viêm và giúp kiểm soát lượng dầu trên da.
  • Axit béo omega-3: Giảm viêm và giữ ẩm cho da.
  • Chất chống oxy hóa: Bảo vệ da khỏi tác động của các gốc tự do.
  • Carbohydrate phức tạp: Giúp duy trì lượng đường trong máu ổn định, ngăn ngừa sự gia tăng insulin đột ngột.

Thực phẩm nên tránh

Lượng insulin dư thừa trong cơ thể có thể khiến các tuyến dầu sản xuất nhiều hơn, tăng nguy cơ bị tắc lỗ chân lông và bùng phát mụn trứng cá. Vì vậy, cần tránh các thực phẩm sau:

  • Sữa và các sản phẩm từ sữa
  • Thực phẩm chế biến sẵn
  • Đồ ăn nhẹ và thức ăn nhanh
  • Chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chiên
  • Bánh mì trắng, mì ống và đường

Thực phẩm tốt cho làn da

Những thực phẩm sau đây không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn giúp cải thiện làn da và giảm mụn nội tiết:

  • Trái cây: Việt quất, dâu tây, chanh, cam, quýt
  • Rau củ: Cà chua, cà rốt, khoai lang, rau xanh
  • Ngũ cốc nguyên hạt: Gạo lứt, yến mạch
  • Các loại đậu và quả hạch: Đậu lăng, đậu xanh, hạt óc chó, hạt hạnh nhân

Kết hợp những thực phẩm này vào chế độ ăn hàng ngày sẽ giúp duy trì làn da khỏe mạnh, giảm mụn trứng cá và ngăn ngừa mụn bùng phát hiệu quả.

Điều trị mụn ở má trái, phải không quá khó nếu như bạn biết rõ các nguyên nhân gây mụn và áp dụng các phương pháp điều trị phù hợp. Hy vọng rằng những nguyên nhân và cách điều trị mà Bioderma chia sẻ trong bài viết này có thể giúp bạn có được làn da sạch mụn và mịn màng như mong muốn.