3.3 Sử dụng thuốc tránh thai
Đối với phụ nữ, thuốc tránh thai dường như là một phần không thể thiếu trong cuộc sống hằng ngày. Tuy nhiên, các hormone có trong thuốc tránh thai kết hợp có thể góp phần giúp chống lại sự xuất hiện mụn trứng cá trên da vì chúng làm giảm nội tiết tố androgen lưu thông trong máu, gián tiếp làm giảm sản xuất bã nhờn. Khi ngừng sử dụng thuốc đột ngột, các hormone đó sẽ hoạt động trở lại nên có thể dẫn đến bã nhờn sản xuất quá nhiều, tạo điều kiện lên mụn ở cằm.
3.4 Mụn nổi ở cằm do đắp mặt nạ không đúng cách
Mặt nạ thường được sử dụng với tần suất từ 1-3 lần/ tuần. Mục đích chính là dưỡng da chuyên sâu, cấp ẩm và xử lý một số vấn đề da (như làm sạch, loại bỏ mụn,…). Nếu như việc dưỡng da được ví như bữa cơm hằng ngày, thì mặt nạ giống như một bữa tiệc “buffet” cuối tuần cho làn da. Nguyên nhân chính hình thành mụn ở cằm sau đắp mặt nạ là do làn da bị bí bách, hơi thở và không khí ẩm, ấm lưu thông sau mặt nạ bị ứ trệ. Đồng thời, lượng dầu và mồ hôi trên da cũng bị giữ lại, tạo môi trường hoàn hảo cho vi khuẩn bám trên da phát triển mạnh, dẫn đến lỗ chân lông bị tắc nghẽn và xuất hiện các tình trạng nổi mụn dưới cằm.
3.5 Dị ứng với mỹ phẩm khiến nổi mụn dưới cằm
Hiện nay, nhiều người đã ham rẻ mà tin dùng những sản phẩm kém chất lượng. Việc dùng mỹ phẩm có chất lượng thấp, xuất xứ không rõ ràng sẽ khiến làn da của bạn đối mặt với nguy cơ bị kích ứng rất cao. Từ đó, có thể khiến da dễ bị đỏ rát và nổi nhiều loại mụn và nổi mụn ở cằm cũng không phải là loại lệ.
3.6 Chế độ ăn uống và sinh hoạt không khoa học
Chế độ ăn uống và sinh hoạt không điều độ, cũng là một trong những nguyên nhân lên mụn ở cằm. Như thiếu nước và rau xanh, thường xuyên ăn đồ cay nóng, sử dụng các chất kích thích…. có thể gây nên tình trạng mụn trứng cá. Biểu hiện của tình trạng mụn trứng cá do ăn uống sai cách là mụn mọc không chỉ ở cằm mà còn các vị trí khác như má và trán.