Sẹo rỗ (hay còn gọi là sẹo lõm) là các vết sẹo xuất hiện khi da bị tổn thương sâu, không có khả năng tự tái tạo hoàn toàn và bị lõm xuống so với bề mặt da xung quanh. Sẹo rỗ thường xuất hiện sau khi da bị mụn trứng cá, thủy đậu, hoặc các chấn thương da khác như vết cắt, vết thương.

Sẹo rỗ hình thành do sự tổn thương đến lớp trung bì của da, dẫn đến sự thiếu hụt collagen và elastin - hai protein quan trọng giúp da duy trì độ đàn hồi và săn chắc. Khi lớp da này bị tổn thương, da không thể tự phục hồi hoàn toàn, dẫn đến hình thành các vết lõm trên bề mặt da.

định nghĩa sẹo rổ

2. Nguyên nhân gây ra sẹo rỗ là gì?

Sẹo rỗ thường rất dễ nhận diện, nó cũng không gây đau hay cảm giác khó chịu nào cả. Có nhiều nguyên nhân gây ra tình trạng sẹo rỗ nhưng chủ yếu là do những nguyên nhân sau: 

  • Chăm sóc da không đúng cách: Đây là nguyên nhân khá phổ biến dẫn đến tình trạng mặt bị rỗ. Với những thói quen xấu và chăm sóc da sai dẫn đến tình trạng bị viêm nhiễm, vùng da bị tổn thương nặng và hình thành vết rỗ.
  • Do thủy đậu hay bỏng rạ: Loại sẹo này có bề mặt rộng hơn từ 3-8 mm, lớn hơn sẹo do trứng cá để lại nhưng nông hơn và mọc rải rác trên mặt. Sẹo lõm dạng này không quá sâu nhưng bề mặt sẹo khá “trơ” nên không dễ chữa khỏi hay tự lành.
  • Do mụn bọc, mụn trứng cá: Loại sẹo này thường có bề mặt tròn đều, hõm sâu, diện tích không quá lớn (2 – 5mm). Tùy theo từng trường hợp mà mật độ sẽ khác nhau, tuy nhiên thường thấy ở nơi có trứng cá bọc xuất hiện như trán, hai bên má và mũi. Sẹo lõm do mụn trứng cá để lại rất khó chữa theo các cách thông thường vì mối liên kết dưới da bị đứt gãy, tổn thương nặng nề trong quá trình bị mụn.
  • Nặn mụn không đúng cách: Sẽ làm đứt gãy liên kết các tế bào sợi gây khó khăn trong việc tổng hợp elastin và collagen. Điều này, sẽ khiến hình thành sẹo rỗ trên bề mặt da.
  • Do mụn đầu đen: Sẹo có diện tích nhỏ hơn sẹo rỗ do mụn bọc, mụn trứng cá, thường xuất hiện ở hai bên má và cánh mũi. Chính mật độ dày đặc này làm cho kết cấu da xung quanh phải thích ứng, bảo vệ da bằng cách tự làm dày lên để đảm bảo độ vững chắc và bao phủ làn da. Vì vậy, những người có sẹo rỗ cũng sở hữu làn da bị thô nhám.

3. Các loại sẹo rỗ phổ biến hiện nay 

Để áp dụng các biện pháp điều trị sẹo rỗ hiệu quả và phù hợp với từng trường hợp cụ thể, các bác sĩ chuyên khoa da liễu - thẩm mỹ da sẽ phân loại các dạng sẹo rỗ hiện nay dựa trên hình dáng như sau:

các loại sẹo rỗ

Sẹo đáy nhọn (Ice Pick Scars)

Sẹo đáy nhọn có hình dạng giống như các vật nhọn đâm sâu vào cấu trúc da. Các vết sẹo này thường rộng hơn 2mm và sâu hơn 0.5mm, làm cho bề mặt da trở nên lỗ chỗ và kém mịn màng. Loại sẹo này chủ yếu là kết quả của việc không điều trị dứt điểm mụn trứng cá và là một trong những dạng sẹo rỗ khó điều trị nhất.

Sẹo chân vuông (Boxcar Scars)

Sẹo chân vuông có các cạnh thẳng đứng, rộng hơn so với sẹo đáy nhọn. Chúng giống như những vết lõm lớn hoặc miệng núi lửa, thường xuất hiện ở vùng má và hàm. Những vết sẹo này hình thành từ việc nặn mụn sai cách hoặc là hậu quả của bệnh thủy đậu.

Sẹo đáy tròn (Rolling Scars)

Sẹo đáy tròn có các cạnh dốc và nhấp nhô, tạo nên bề mặt da lượn sóng và kém mịn màng. Loại sẹo này, còn được gọi là sẹo hình lượn sóng, thường xuất hiện ở vùng má dưới và cằm, nơi da dày hơn.

Sẹo rỗ hỗn hợp

Tình trạng da lúc này xuất hiện đồng thời các dạng sẹo rỗ như đáy nhọn, chân vuông, và đáy tròn, khiến da trở nên kém mịn màng. Điều này xảy ra do các nốt mụn sau khi lành không có một quy tắc nhất định trong việc hình thành sẹo rỗ. Tùy thuộc vào loại mụn, mức độ viêm nhiễm và cơ địa của mỗi người, các dạng sẹo rỗ khác nhau sẽ xuất hiện sau mỗi đợt mụn. Sẹo rỗ hỗn hợp rất thường gặp ở những người đã có sẹo rỗ từ trước.

Phân loại sẹo rỗ như trên giúp các bác sĩ lựa chọn phương pháp điều trị thích hợp và đạt được kết quả tốt nhất cho từng trường hợp cụ thể.

Vậy khi bị sẹo rỗ có chữa được không là một trong những câu hỏi được rất nhiều người quan tâm. Và câu trả lời sẽ là . Với sự phát triển của y học hiện nay đặc biệt trong lĩnh vực da liễu, làm đẹp, thẩm mỹ viện thì việc điều trị sẹo rỗ, sẹo lõm được hình thành lâu năm là hoàn toàn có thể. 

Với các phương pháp đã được nghiên cứu, thử nghiệm và đi vào thực tế mang đến những hiệu quả tốt nhất để cải thiện tình trạng sẹo lõm. Đặc biệt theo thống kê việc điều trị sẹo rỗ có thể cải thiện được lên đến 80% nếu lựa chọn đúng phương pháp và cách điều trị. Hiện nay để điều trị sẹo sẽ có sự tác động trực tiếp vào vị trí vùng da lõm tạo ra những tổn thương giả kích thích khả năng tự tái tạo của da, dần dần được lấp đầy.

nặn mụn sai cách gây sẹo rỗ

Để điều trị tình trạng sẹo rỗ cần dựa trên loại sẹo mà người bệnh mắc phải. Vì đây là dạng tổn thương mà da không thể tự phục hồi nên rất khó điều trị, đòi hỏi phải tái khám và tái chữa nhiều lần mới có thể cho kết quả khả quan. Sau đây là một số phương pháp chữa sẹo rỗ thường gặp hiện nay:

Lột da hóa học

Đây là biện pháp khá phổ biến, hoạt động theo cơ chế bôi hóa chất lên bề mặt da để phá hủy lớp mô da bị tổn thương. Sau đó, da sẽ bị dung dịch hóa học làm cho bong tróc, kích thích lớp mô tươi mới bên dưới phát triển nhằm tái tạo biểu bì da.

  • Ưu điểm: Làm mờ vết sẹo rỗ, cải thiện làn da sau vài tuần điều trị.
  • Nhược điểm: Da có thể trở nên nhạy cảm hơn, khô hơn, và có nguy cơ bị dị ứng với các thành phần của hóa chất.

Liệu pháp lăn kim

Đây là phương pháp tái tạo tế bào da bằng cách xuyên thủng lớp da hiện tại nhiều sẹo rỗ. Bác sĩ sẽ dùng thiết bị có nhóm kim nhỏ lăn lên da mặt theo nhiều hướng khác nhau, tạo ra các vết thủng nhỏ giúp hình thành lớp collagen mới.

  • Ưu điểm: Tái tạo tế bào da, kích thích sản sinh collagen.
  • Nhược điểm: Nguy cơ nhiễm trùng da nếu thực hiện ở cơ sở không uy tín.

Chất làm đầy mô mềm (Filler)

Chất làm đầy mô hay filler được tiêm vào vùng da sẹo để làm đầy bề mặt sẹo giúp chúng được nâng bằng với lớp da bình thường xung quanh.

  • Ưu điểm: Hiệu quả nhanh chóng, cải thiện độ căng bóng cho da.
  • Nhược điểm: Hiệu quả không kéo dài lâu và cần tiêm lại nhiều lần. Nếu không được thực hiện đúng kỹ thuật, có thể gây biến chứng nguy hiểm.

Bấm cắt sẹo

Đây là biện pháp hiệu quả trong điều trị sẹo rỗ, đặc biệt là sẹo rỗ chân đáy nhọn. Bác sĩ sẽ cắt các mô sẹo bằng một cây kim nhỏ và khâu lại vết thương. Nếu kích thước sẹo lớn, có thể lấy da sau tai để ghép vào.

  • Ưu điểm: Hiệu quả cao đối với sẹo sâu.
  • Nhược điểm: Có thể gây ra sự không đồng nhất về sắc tố da sau phẫu thuật.

Bóc tách sẹo

Phương pháp này được ứng dụng cho người bị sẹo rỗ hình lượn sóng. Bác sĩ đâm kim nhiều lần dưới da theo chuyển động quạt, tạo vết thương mới giúp làm liền vết sẹo.

  • Ưu điểm: Hiệu quả cao khi kết hợp với các phương pháp khác.
  • Nhược điểm: Gây châm chích và cảm giác khó chịu.

Tái tạo bề mặt da bằng laser

Laser giúp tái tạo bề mặt da hiệu quả, đặc biệt là các loại laser khác nhau phù hợp với nhiều loại sẹo mụn khác nhau.

  • Ưu điểm: Dễ sử dụng, hiệu quả cao.
  • Nhược điểm: Hạn chế trong điều trị sẹo rỗ sâu.

Liệu pháp tế bào gốc

Sử dụng tế bào gốc để tái tạo và sửa chữa làn da, góp phần duy trì nội môi của da và sửa chữa vết thương.

  • Ưu điểm: Hiệu quả cao trong tái tạo da.
  • Nhược điểm: Phức tạp và đòi hỏi kỹ thuật cao.
các phương pháp điều trị sẹo rỗ

6. Thời gian thích hợp nhất để điều trị sẹo rỗ hiệu quả

Về thời gian điều trị sẹo rỗ thì chúng ta không nên nóng vội mà cần phải kiên trì điều trị trong một thời gian nhất định. Theo các khuyến cáo của bác sĩ da liễu, điều trị sẹo rỗ, sẹo lõm nên thực hiện càng sớm càng tốt. Thời gian điều trị sẹo rỗ nên thực hiện ở độ tuổi từ 15 – 35 tuổi. Đây là thời gian có thể tác động và thúc đẩy collagen tăng sinh nhanh, sẽ rút ngắn thời gian điều trị hơn. Nhóm độ tuổi trên 35, thì thời gian điều trị sẹo rỗ sẽ kéo dài hơn. Sau khi được thăm khám và xác định được tình trạng sẹo lõm của da, các bác sĩ sẽ tiến hành lên phác đồ điều trị cụ thể nhất với từng khách hàng để giúp đạt hiệu quả điều trị cao.

7. Những điều cần chú ý khi áp dụng cách trị sẹo rỗ trên mặt

7.1 Nên điều trị càng sớm càng tốt

Một trong những cách trị sẹo rỗ trên mặt tốt nhất là bạn nên điều trị sớm. Sẹo càng ở mức độ nặng và để lâu thì càng khó điều trị. Theo các bác sĩ da liễu, mức độ tổn thương và thời gian hình thành sẹo chính là nhân tố quyết định tới việc phục hồi của làn da. Với sẹo mới xuất hiện, chân sẹo còn non và chưa hoàn toàn xơ cứng thì việc điều trị sẽ nhanh và hiệu quả hơn. Với sẹo đã để lâu, vết sẹo bị xơ cứng, cấu trúc chân sẹo chắc chắn thì việc chữa trị sẽ khó khăn, tốn nhiều thời gian và tiền bạc hơn. Do đó, để đạt hiệu quả chữa sẹo cao nhất, người bệnh nên tiến hành xử lý càng sớm càng tốt.

7.2 Tuân thủ đúng liệu trình điều trị sẹo rỗ

Không có cách chữa sẹo rỗ nào hoàn hảo bằng việc chúng ta tuân thủ đúng liệu trình điều trị sẹo. Để đưa ra một phác đồ điều trị, bác sĩ đã suy xét tới tất cả khía cạnh có lợi và những yếu tố có thể ảnh hưởng tới bạn. Phác đồ cũng có thể điều chỉnh sau một lần tái khám để đảm bảo hiệu quả nhanh và tốt nhất. Bất kỳ một thay đổi nào cũng có thể ảnh hưởng tới kết quả hỗ trợ điều trị cuối cùng. 

Do vậy, bạn không nên tự ý thay đổi phác đồ hỗ trợ điều trị của bác sĩ. Bởi vì da cần thời gian để hồi phục cho nên bạn cần hết sức kiên trì tuân thủ theo hướng dẫn của bác sĩ. Sẹo là tổn thương sâu và vĩnh viễn, nên không có cách nào hồi phục da trong một sớm một chiều. Thông thường, bác sĩ sẽ hỗ trợ điều trị sẹo lõm theo nhiều buổi. Tùy thuộc vào tình trạng sẹo, tốc độ khôi phục của da, mức độ đáp ứng phương pháp hỗ trợ điều trị của từng người mà liệu trình hỗ trợ điều trị sẹo có thể kéo dài từ 3-8 buổi.

tuân thủ liệu trình điều trị sẹo rỗ

7.3 Lựa chọn phương pháp điều trị sẹo rỗ phù hợp

Hiện nay, với công nghệ y học phát triển có rất nhiều phương pháp điều trị sẹo rỗ khác nhau. Có 3 loại sẹo thường gặp là sẹo rỗ chân vuông, sẹo chân đá nhọn và sẹo rỗ hình lượn sóng. Sẹo chân đá nhọn khó chữa hơn 2 loại còn lại. Đặc biệt, hầu hết bệnh nhân khi đi điều trị sẹo rỗ thường bị phối hợp nhiều loại sẹo khác nhau. Để điều trị sẹo lõm thành công, cần phối hợp nhiều kỹ thuật trị liệu và lựa chọn đúng phương pháp phù hợp với mình. Các phương pháp điều trị sẹo rỗ có thể kể đến như:

  • Phương pháp lăn kim siêu vi điểm RF
  • Phương pháp điều trị bằng hóa chất CROSS
  • Điều trị sẹo rỗ bằng Laser Fractional CO2
  • Phương pháp bóc tách đáy sẹo (Subcision)
  • Điều trị sẹo rỗ bằng phương pháp mài da (Dermabrasion)
  • ...

7.4 Kết hợp sản phẩm chăm sóc da và phục hồi da mặt bị rỗ

Sau khi điều trị sẹo rỗ, bước chăm sóc da đóng vai trò vô cùng quan trọng trong một các cách trị sẹo rỗ. Nếu điều trị bằng những phương pháp có cơ chế tái tạo da, người bệnh nên sử dụng kết hợp thêm các sản phẩm chăm sóc da, làm dịu da như sữa rửa mặt cho da dầunước tẩy trang cho da dầu mụn kem dưỡng phục hồi da, hỗ trợ làm đầy sẹo và các loại thuốc uống kết hợp. Lưu ý, nên sử dụng các sản phẩm và thuốc theo chỉ định của bác sĩ.

7.5 Sử dụng dược mỹ phẩm an toàn

Khi bị sẹo rỗ, làn da của bạn cũng cần được chăm sóc đặc biệt nhất là việc dùng các loại mỹ phẩm. Khi lựa chọn mỹ phẩm, bạn cần xem xét kỹ nguồn gốc xuất xứ và địa chỉ bán hàng để đảm bảo an toàn. Người dùng nên lựa chọn sản phẩm tại nhà thuốc đạt chuẩn GPP để an toàn cho da và không khiến tình trạng sẹo ngày một nặng hơn.

Mặc dù sẹo rỗ không gây đau đớn hay ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe người bệnh nhưng lại ảnh hưởng rất lớn đến vấn đề thẩm mỹ. Vì thế, để chữa trị những phiền toái do mụn trứng cá để lại, đặc biệt là sẹo rỗ, bạn nên đến khám tại các trung tâm da liễu có uy tín và đội ngũ bác sĩ chuyên nghiệp sớm nhất có thể để nhanh chóng lấy lại làn da mịn màng, khỏe mạnh.

thực phẩm nên ăn và tránh

8. Thực phẩm nên ăn và kiêng kỵ khi điều trị sẹo rỗ

Trong quá trình điều trị sẹo rỗ, việc ăn uống cẩn thận đóng vai trò quan trọng. Bên cạnh việc bổ sung các thực phẩm cung cấp dinh dưỡng hỗ trợ da phục hồi, cần tránh những loại thực phẩm có thể làm chậm quá trình lành vết thương hoặc gây dị ứng như đồ cay nóng, nhiều dầu mỡ.

Thực phẩm nên ăn

Chế độ ăn uống và nghỉ ngơi ảnh hưởng nhiều đến kết quả điều trị sẹo rỗ. Những thực phẩm giúp tăng khả năng chữa lành vết thương bao gồm thịt, cá, trứng, sữa, bông cải xanh, bơ, kiwi,... Bên cạnh đó, nhóm thực phẩm giàu vitamin A, B, E như khoai lang, rau diếp cá, đu đủ, các loại hạt,... giúp tăng cường lượng collagen. Uống đủ 2 lít nước mỗi ngày cũng là biện pháp tốt để cấp ẩm cho da.

Thực phẩm cần tránh

Các thực phẩm làm từ nếp như bánh chưng, xôi, bánh tét,... nên hạn chế vì có thể gây sưng viêm vết sẹo. Mặc dù rau xanh chứa nhiều vitamin tốt cho sức khỏe, nhưng các loại rau như rau muống, rau ngót, rau dền lại có thể làm tình trạng sẹo nghiêm trọng hơn. Hải sản có vỏ cứng như tôm, cua, ghẹ, ốc,... cũng nên tránh vì chúng có thể làm vết sẹo rộng hơn và khó lành

9. Một số câu hỏi về sẹo rỗ

Sẹo rỗ có tự hết không?

Việc sẹo rỗ có tự hết hay không phụ thuộc vào độ sâu và loại sẹo:

  1. Sẹo rỗ sâu và lớn: Những sẹo rỗ sâu và lớn thường không tự hết mà cần phải can thiệp điều trị để cải thiện. Các phương pháp điều trị có thể bao gồm điều trị laser, phẫu thuật, hoặc điều trị bằng fillers để làm phẳng da.
  2. Sẹo rỗ nhỏ và nông: Các sẹo rỗ nhỏ và nông hơn có thể tự hồi phục dần dần theo thời gian. Tuy nhiên, để tăng tốc quá trình này và cải thiện kết quả, bạn có thể áp dụng các phương pháp chăm sóc da như sử dụng các sản phẩm chăm sóc da chuyên biệt, kem dưỡng làm mờ sẹo, và tránh ánh nắng mặt trời.
  3. Chăm sóc đúng cách: Để giảm thiểu sẹo rỗ, bạn nên duy trì một chế độ chăm sóc da thích hợp, tránh những yếu tố có thể làm tổn thương da như hút thuốc, uống rượu, và bảo vệ da khỏi tác hại của ánh nắng mặt trời.

Tóm lại, sẹo rỗ thường cần sự can thiệp từ các phương pháp điều trị để cải thiện, và không phải sẹo rỗ nào cũng tự hết được mà có thể cần phải được điều trị chuyên sâu để đạt được kết quả tối ưu.

Sẹo rỗ có trị được không?

Có thể trị được sẹo rỗ tuy nhiên hiệu quả của liệu pháp phụ thuộc vào nhiều yếu tố như độ sâu và loại sẹo rỗ.

Không nặn mụn có bị rỗ không?

Không nặn mụn là một trong những lời khuyên quan trọng để tránh sẹo rỗ do mụn. Khi bạn nặn mụn, đặc biệt là mụn mủ, bạn có thể gây tổn thương cho da và tăng nguy cơ hình thành sẹo rỗ. Hành động này có thể làm viêm nhiễm tế bào da xung quanh mụn và gây ra tổn thương sâu hơn vào mô mềm dưới da.