Cháy nắng là tình trạng da trở nên đỏ ửng và bỏng rát khi chạm vào, thường xuất hiện nhiều giờ sau khi tiếp xúc trực tiếp với tia UV trong ánh nắng mặt trời hoặc các nguồn ánh sáng nhân tạo khác. Thường xuyên tiếp xúc với tia UVA/UVB có thể gây bỏng da và làm tăng nguy cơ gặp phải nhiều tổn thương khác như lão hóa da, nám da, bong da và ung thư da. Da bị cháy nắng thường mất khoảng nhiều ngày để hồi phục hoặc lâu hơn. 

Nguyên nhân chính khiến da bị cháy nắng là do da bạn bị ảnh hưởng bởi tia cực tím trong ánh nắng mặt trời. Cụ thể, khi các tia cực tím chiếu vào da sẽ làm hư hại các sợi collagen, elastin tồn tại ở lớp trung bì và hạ bì. Ngoài ra, tia cực tím còn gây ra bệnh ung thư biểu mô bào vảy và ung thư biểu mô tế bào đáy. Bên cạnh đó, còn do ảnh hưởng của các tia UV, UVA và UVB. Tia UV kích thích cơ thể tăng sản xuất melanin và khiến da bị sạm đen, UVA gây tổn thương lão hóa da, UVB là tác nhân chính gây bỏng da.

Những người có nguy cơ bị cháy nắng cao bao gồm: 

  • Những người có làn da sáng màu, mắt xanh, tóc vàng hoặc đỏ.
  • Sống hoặc đi du lịch đến những vùng có khí hậu nóng, nhiều ánh sáng mặt trời.
  • Thường xuyên làm việc ngoài trời.
  • Tham gia các hoạt động vui chơi giải trí ngoài trời và sử dụng thức uống có cồn đồng thời.
  • Có tiền sử bị cháy nắng.
  • Thường xuyên tiếp xúc với ánh sáng mặt trời và các nguồn sáng nhân tạo mà không có biện pháp bảo vệ da như sử dụng kem chống nắng cho da.
  • Sử dụng một số loại thuốc làm tăng khả năng bắt nắng của da.
1. Nguyên nhân da bị cháy nắng

  • Lão hóa sớm: Có thể được quy bởi một số yếu tố như dinh dưỡng, chăm sóc da không đúng cách và quan trọng nhất là tiếp xúc với ánh nắng kéo dài. Dấu hiệu lão hóa sớm bao gồm sự xuất hiện sớm của các đường nhăn, nếp nhăn, và sắc tố ở các khu vực khác nhau của da (đặc biệt là mặt và cổ). Cháy nắng cũng là một nguyên nhân chính gây lão hóa sớm.
  • Ung thư da: Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời ở mức độ vừa phải không gây ung thư da. Tuy nhiên, nếu bạn nhận thấy rằng da sạm đen vì cháy nắng một cách rất dễ dàng và sự đổi màu da này sẽ kéo dài trong một khoảng thời gian dài, thì điều đó cho thấy bạn đang dành quá nhiều thời gian phơi nhiễm với ánh nắng mặt trời. Bức xạ UV là một nguyên nhân rất phổ biến gây ra ung thư da. Những bức xạ khắc nghiệt này có xu hướng làm hỏng DNA của tế bào. Tổn thương vĩnh viễn đối với DNA có thể khiến tế bào phân chia không kiểm soát được và dẫn đến ung thư da. Những người có làn da ít sắc tố dễ bị ung thư da hơn những người có nhiều sắc tố.
  • Đỏ da: Vì tia cực tím tiếp xúc với da quá lâu làm các mao mạch máu bị vỡ, giãn, gây đỏ rát. Nếu nặng sẽ gây ra bệnh Rosacea (chứng đỏ mặt).
  • Da không đều màu: Ảnh hưởng của tia UVA gây ra tình trạng da sạm đen, nám, tàn nhang, đốm nâu vì UVA sẽ làm da sinh ra hắc sắc tố Melanin.
  • Da khô sạm: Do thiếu nước làm da khô, bong tróc và chảy máu.
2. Hậu quả của việc da bị cháy nắng

3. Cách phục hồi da bị cháy nắng

Nếu như không may bạn bị cháy nắng, đừng vội lo lắng và tự ti vì đã có cách hồi phục da bị cháy nắng như sau: 

  • Làm mát da càng nhanh càng tốt: Bạn có thể dùng một chiếc khăn bọc đá và chườm khắp vùng da này, hoặc dùng khăn lạnh để làm mát cho da, cân bằng nhiệt độ cho vùng da bị cháy nắng. Tuyệt đối không được chườm trực tiếp đá lên da và không dùng khăn quá lạnh mà cần để da tiếp xúc với chất làm mát từ từ phòng trường hợp da bị “bỏng lạnh”. Nếu trường hợp bạn đi biển mà vùng da bị cháy nắng lớn, thậm chí toàn thân thì có thể tắm bằng nước mát khoảng 10 phút để dịu da từ từ.
  • Giữ da sạch bằng xà phòng và nước.

Dưỡng ẩm vùng bỏng bằng kem dưỡng da không nhuộm, không hương liệu, chẳng hạn như Aquaphor, Aveeno hoặc kem dưỡng phục hồI da Cicabio Crème, giúp khôi phục lớp biểu bì và làm giảm cảm giác ngứa và khó chịu. Ngoài ra kem dưỡng còn có tác dụng dưỡng ẩm, tạo ra môi trường thuận lợi cho quá trình phục hồi tối ưu của da.

  • Dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen, khi có dấu hiệu cháy nắng đầu tiên để giảm đau và viêm, miễn là bạn không có bất kỳ lý do sức khỏe nào để không sử dụng những loại thuốc này.
  • Sử dụng nha đam: Lớp gel từ cây nha đam được biết đến với nhiều công dụng, bao gồm khả năng làm mát và dịu da. Bôi trực tiếp lớp gel lên da giúp cung cấp độ ẩm và giảm nhẹ được tình trạng bỏng da một cách nhanh chóng. Đây cũng là cách phục hồi da sau khi bị cháy nắng hiệu quả nhất.
Dùng thuốc không kê đơn, chẳng hạn như ibuprofen

Theo chuyên gia khuyên rằng trước khi ra đường, bạn vẫn nên ngăn ngừa da bị cháy nắng và bảo vệ da, tránh tiếp xúc trực tiếp với ánh nắng mặt trời bằng cách:

  • Tránh tiếp xúc với ánh nắng mặt trời từ 10 giờ sáng đến 4 giờ chiều: Đây là thời điểm bức xạ mặt trời cao nhất vì thế nên hạn chế các hoạt động ngoài trời trong khoảng thời gian này.
  • Tránh sử dụng các giường tắm nắng: Ánh sáng nhân tạo từ các giường tắm nắng có khả năng sản xuất tia cực tím và gây bỏng da.
  • Che chắn: Khi đi ra ngoài, nên đội mũ rộng vành và mặc áo dài tay và quần dài để bảo vệ cơ thể. Trang phục tối màu có khả năng bảo vệ tốt hơn.
  • Sử dụng kem chống nắng có thành phần khoáng trong khoảng SPF 30 - 50 để ngăn chặn cả tia UVA và UVB. Điều này cũng quan trọng đối với những người có tông màu da sẫm hơn, vì họ cũng có thể phát triển ung thư da do tiếp xúc với ánh nắng mặt trời trong thời gian dài.

Xem thêmTOP kem chống nắng cho da hỗn hợp thiên dầu tốt hiện nay

  • Thoa lại kem chống nắng sau mỗi hai giờ. 
  • Chú ý đến ngày hết hạn của kem chống nắng; một khi bạn đạt đến ngày đó, hãy thay thế nó.
  • Đừng bỏ qua những khu vực thường bị lãng quên nhất khi thoa kem chống nắng: tai và cổ, chóp mũi, bàn tay và bàn chân.
  • Mũ và tay áo đóng vai trò rất quan trọng trong việc bảo vệ làn da của bạn. Mặc cả hai càng nhiều càng tốt.
  • Hãy cẩn thận khi đi trên cát nóng và vỉa hè. Mọi người thường không bôi kem chống nắng lên lòng bàn tay hoặc lòng bàn chân, nhưng bạn có thể làm tổn thương da trong vòng chưa đầy một phút khi tiếp xúc với nhiệt độ nóng.
bạn vẫn nên ngăn ngừa da bị cháy nắng và bảo vệ da

Hy vọng qua bài viết này, bạn sẽ biết cách phục hồi da bị cháy nắng an toàn tại nhà. Tuy nhiên, biện pháp tốt nhất để chống lại ánh nắng là phòng ngừa. Bạn có thể dễ dàng giảm nguy cơ ung thư bằng cách thực hiện tốt các biện pháp bảo vệ da an toàn dưới ánh nắng mặt trời.