Tăng sắc tố da , tiếng Anh là hyperpigmentation, là một tình trạng mà các mảng/đốm da trở nên sẫm màu hơn so với vùng da xung quanh. Điều này thường xảy ra khi hắc tố melanin (sắc tố quyết định màu sắc của làn da) bị dư thừa. Chứng tăng sắc tố da có thể ảnh hưởng đến bất kỳ màu da hay chủng tộc nào.

Tăng sắc tố da là gì

Bạn có biết có nhiều biểu hiện tăng sắc tố da khác nhau? Chúng được chia thành 4 loại chủ yếu cùng với những đặc điểm nhận diện cơ bản sau:

Đầu tiên, phổ biến nhất phải kể đến là tàn nhang. Mặc dù di truyền có thể là yếu tố ảnh hưởng đến việc bạn có bị tàn nhang hay không nhưng những chấm nhỏ này thường là dấu hiệu của việc da bị tổn thương do ánh nắng mặt trời. Những đốm tàn nhang phát triển sau nhiều lần tiếp xúc với ánh nắng mặt trời và đặc biệt phổ biến ở những người có nước da trắng. Chúng thường trở nên nổi bật và sẫm màu hơn trong những tháng trời nắng gắt.

Tàn nhang

Đồi mồi với nhiều tên gọi khác nhau như: đốm gan, đốm nắng, đốm nâu. Chúng là những đốm sắc tố có màu sắc trải dài từ nâu nhạt đến đen và xuất hiện ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể do tia UV từ ánh nắng mặt trời gây ra. Tình trạng da này phải được lưu ý vì chúng có khả năng phát triển thành ung thư da và u ác tính.

Đốm đồi mồi

Tình trạng nám da (melasma hoặc chloasma) thường diễn ra phổ biến ở phụ nữ. Nó xuất hiện trên mặt dưới dạng các mảng nâu hoặc rám nắng; những thay đổi nội tiết tố có thể thúc đẩy quá trình hình thành các mảng này. Tuy nhiên, tình trạng có thể diễn biến nặng hơn khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều, bên cạnh việc sử dụng một số loại thuốc, căng thẳng và mang thai (đó là lý do tại sao tình trạng này đôi khi được gọi là 'mặt nạ thai kỳ').

Nám da

Chứng tăng sắc tố sau viêm (Post-inflammatory hyperpigmentation - PIH) thường là kết quả của mụn trứng cá, bỏng, ma sát hoặc các phương pháp điều trị lâm sàng tích cực như lột da bằng hóa chất, điều trị bằng laser hoặc xung ánh sáng cường độ cao... Loại tăng sắc tố này có thể cải thiện theo thời gian và có thể điều trị được bằng các sản phẩm bôi ngoài da.

Viêm da hoặc Tăng sắc tố da ở vùng ngực

Nguyên nhân dẫn đến tình trạng tăng sắc tố da chủ yếu đến từ tác động của môi trường bên ngoài cùng một vài yếu tố khác như hormone và tuổi tác.

Tiếp xúc với ánh nắng mặt trời là tác nhân hàng đầu gây ra tình trạng tăng sắc tố da vì ánh nắng mặt trời sẽ kích hoạt sản sinh sắc tố melanin. Melanin hoạt động như kem chống nắng tự nhiên của da bằng cách bảo vệ bạn khỏi các tia UV có hại, đó là lý do tại sao làn da của chúng ta trở nên rám nắng dưới ánh mặt trời. Nhưng tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể làm gián đoạn quá trình này, dẫn đến tăng sắc tố da.

Khi các đốm sẫm màu đã phát triển, việc tiếp xúc với ánh nắng mặt trời quá nhiều có thể khiến tình trạng này trở nên trầm trọng hơn. Nó hình thành các đốm đồi mồi, nám và các đốm tăng sắc tố sau viêm thậm chí còn sẫm màu hơn.

Ảnh hưởng từ nội tiết tố là nguyên nhân chính của một loại tăng sắc tố đặc biệt được gọi là nám da hoặc chloasma. Tình trạng này rất phổ biến ở phụ nữ và được cho là xảy ra khi các hormone sinh dục gồm estrogen và progesterone kích thích sản xuất quá mức melanin khi da tiếp xúc với ánh nắng mặt trời. Ngoài ra, tình trạng tăng sắc tố da cũng có thể là tác dụng phụ của một số phương pháp điều trị nội tiết tố.

Khi da lão hóa dần, số lượng tế bào biểu bì tạo hắc tố  (melanocytes) giảm nhưng những tế bào còn lại tăng kích thước và sự phân bố của chúng trở nên tập trung hơn. Những thay đổi sinh lý này lý giải cho sự gia tăng của các đốm đồi mồi ở những người trên 40 tuổi.

Như tên gọi của nó cho thấy, tăng sắc tố da sau viêm xảy ra sau khi da bị tổn thương hoặc viêm như: vết cắt, bỏng, tiếp xúc với hóa chất, mụn trứng cá, viêm da dị ứng hoặc bệnh vẩy nến. Da bị sạm và mất màu sau khi vết thương lành.

Tăng sắc tố da cũng là triệu chứng của một số bệnh khác như: tự miễn dịch, rối loạn chuyển hóa và thiếu hụt vitamin. Nó cũng có thể được thúc đẩy hình thành nên bởi một số loại thuốc như thuốc hóa trị, thuốc kháng sinh, thuốc chống sốt rét và thuốc chống co giật.

Chống nắng là bước chăm sóc da quan trọng nhất mà bạn có thể làm để giúp ngăn ngừa quá trình tăng sắc tố da. Điều quan trọng cần nhớ là ánh nắng mặt trời có thể ảnh hưởng đến da ngay cả trong những ngày trời nhiều mây. Vì vậy, hãy cung cấp cho làn da của bạn sự bảo vệ cần thiết hàng ngày cũng như giúp giảm thiểu tình trạng tăng sắc tố da ở mức thấp nhất bằng cách sử dụng kem chống nắng như kem chống nắng cho da hỗn hợp thiên dầu chất lượng tốt với chỉ số SPF từ 30 trở lên và thoa lại sau mỗi 2 giờ.

Ngoài ra, hãy cố gắng tránh ra đường những giờ nắng gắt nhất và mặc quần áo bảo vệ, đeo kính chống nắng bất cứ khi nào có thể.

Cách phòng tránh bệnh tăng sắc tố da

Cách điều trị tăng sắc tố da

  • Retinoids - Những chất này có nguồn gốc từ vitamin A và thường được sử dụng như kem dưỡng. Chúng có tác dụng làm giảm sự tăng sắc tố bằng cách ngăn chặn tác động của enzyme tyrosinase, tăng sự thay đổi của biểu bì da và tạo điều kiện cho sự phân tán của các hạt sắc tố. Một số sản phẩm có thể mua dưới dạng không kê đơn, một số sản phẩm điều trị cần được bác sĩ kê đơn.
  • Axit glycolic - Chất này có nguồn gốc từ mía và được sử dụng như một thành phần lột da hóa học. Axit glycolic giúp tẩy tế bào chết và loại bỏ các tế bào da chết sẫm màu trên bề mặt da, để lộ ra một lớp da tươi mới với làn da đều màu hơn.
  • Axit L-ascorbic (Vitamin C) có tác dụng giúp làm mờ vết thâm nám. Vitamin C có tác dụng ức chế sự tổng hợp melanin bằng cách điều chỉnh hoạt động của một loại enzyme gọi là tyrosinase. Chất này được sử dụng rộng rãi trong việc chữa trị các bệnh da liễu với công dụng chống oxy hóa, làm giảm sắc tố của các đốm tăng sắc tố trên da.
  • N-acetyl glucosamine - Loại axit amin này là tiền thân của axit hyaluronic có tác dụng ức chế tyrosinase. Nó thường được sử dụng trong kem dưỡng da cùng với niacinamide - một dẫn xuất của vitamin B3. Thành phần này thường dễ dung nạp và có tác dụng làm sáng da tốt.
  • Điều trị bằng laser - Phương pháp này được sử dụng để điều trị chứng tăng sắc tố nhưng thường được dành riêng cho trường hợp thoa thuốc tại vùng tăng sắc tố không có kết quả.
  • Axit tranexamic - Chất này được sử dụng để điều trị nám da bao gồm nám da do mang thai và tăng sắc tố sau viêm; an toàn sử dụng cho mọi loại da và màu da."

Cách trị tăng sắc tố da tại nhà

Ngoài việc sử dụng sản phẩm có chứa các thành phần dưỡng sáng da thì còn có những phương pháp khác để bạn có thể tự điều trị tăng sắc tố da ngay tại nhà với chỉ vài bước đơn giản như:

1. Sử dụng giấm táo

Trong giấm táo có chứa axit axetic có tác dụng làm sáng da. Để sử dụng bạn thực hiện các bước như sau:

  1. Kết hợp giấm táo và nước theo tỉ lệ 1:1 trong một bình chứa.
  2. Bôi hỗn hợp trực tiếp lên các mảng da sẫm màu của bạn và để trong 2-3 phút.
  3. Rửa sạch bằng nước ấm.
  4. Lặp lại hai lần mỗi ngày bạn sẽ đạt được kết quả như mong muốn.
Sử dụng giấm táo

2. Nha đam

Nghiên cứu cho thấy trong lô hội có chứa aloin, một hợp chất làm giảm sắc tố tự nhiên đã được chứng minh là có tác dụng làm sáng da và hoạt động hiệu quả như một phương pháp điều trị tăng sắc tố không độc hại. Để sử dụng bạn thực hiện các bước như sau:

  1. Thoa gel lô hội nguyên chất lên vùng da bị nám trước khi đi ngủ.
  2. Rửa sạch bằng nước ấm vào sáng hôm sau.
  3. Lặp lại hàng ngày cho đến khi màu da của bạn được cải thiện.

 

Nha đam

3. Chiết xuất từ trà xanh

Nghiên cứu cho thấy chiết xuất trà xanh có tác dụng làm dịu da. Để sử dụng bạn thực hiện các bước như sau:

  1. Ngâm một túi trà xanh trong nước đun sôi từ ba đến năm phút.
  2. Lấy túi trà ra khỏi nước và để nguội.
  3. Đắp túi trà lên phần da bạn muốn cải thiện.
  4. Lặp lại hai lần một ngày cho đến khi bạn nhận được kết quả.

 

Chiết xuất từ trà xanh

4. Sữa

Sữa và sữa chua đều được chứng minh là có tác dụng làm sáng da một cách hiệu quả, trong đó, axit lactic là thành phần quan trọng giúp tạo nên hiệu ứng này.  Để sử dụng bạn thực hiện các bước như sau:

  1. Nhúng một miếng bông vào sữa.
  2. Xoa nó lên các vùng da bị thâm hai lần một ngày.
  3. Lặp lại hàng ngày cho đến khi bạn thấy kết quả.

 

Sữa

5. Chiết xuất từ cây phong lan

Theo nghiên cứu, chiết xuất từ hoa phong lan cũng có hiệu quả tương tự như vitamin C. Bôi các chất chiết xuất từ hoa phong lan lên da trong tám tuần sẽ giúp cải thiện kích thước và sự xuất hiện của các mảng sậm màu.
 

Chiết xuất từ cây phong lan

Bị tăng sắc tố da nên uống gì?

Để cải thiện tình trạng tăng sắc tố da, bên cạnh việc sử dụng các sản phẩm chăm sóc da phù hợp, bạn nên bổ sung đầy đủ nước và các dưỡng chất thiết yếu qua chế độ ăn uống. Dưới đây là một số gợi ý cho bạn:

1. Nước: Uống đủ nước mỗi ngày (khoảng 2 lít) giúp thanh lọc cơ thể, đào thải độc tố, thúc đẩy quá trình trao đổi chất và hỗ trợ da sáng khỏe từ bên trong.

2. Vitamin C: Vitamin C là chất chống oxy hóa mạnh mẽ, giúp ức chế sản sinh melanin, làm sáng da và giảm thâm nám. 

3. Vitamin E: Vitamin E cũng có tác dụng chống oxy hóa, bảo vệ da khỏi tác hại của tia UV và hỗ trợ tái tạo da.

4. Vitamin A: Vitamin A thúc đẩy quá trình tái tạo da, giúp da sáng mịn và đều màu. 

Tăng sắc tố da có tự hết không?

Tăng sắc tố da có thể tự hết, tuy nhiên sẽ phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau, bao gồm nguồn gốc gen, chế độ dinh dưỡng, và môi trường sống. Một số người có thể thấy sắc tố da của họ trở nên sáng hơn theo thời gian do ánh nắng mặt trời hoặc do sử dụng các sản phẩm chăm sóc da.