Quá trình xâm nhập của vi khuẩn
Khi vi khuẩn xâm nhập sẽ gây nên tình trạng mụn viêm nhiễm tùy vào sức khỏe và thực trạng da mụn lúc bấy giờ. Đây chính là nguyên nhân gây mụn viêm.
Propionibacterium Acnes (hay Cutibacterium acnes) là vi khuẩn thường được nhắc đến nhất ở tình trạng mụn viêm. Khi da nhiều dầu nhờn, lỗ chân lông bị tắc nghẹn, hàng rào bảo vệ mất cân bằng, thì loại vi khuẩn này sinh sôi và - sẽ tấn công lớp hàng rào da. Như một cơ chế tự nhiên, hệ thống miễn dịch làm việc, phản ứng với vi khuẩn trên da dẫn đến viêm nhiễm, sưng mủ.
Các tác nhân khác
Mụn trứng cá trên mặt lại hay đến từ những thói quen sinh hoạt tưởng chừng không liên quan. Bạn thường xuyên trang điểm? Lớp trang điểm dày, sản phẩm trang điểm chứa nhiều dầu, kem chống nắng không phù hợp và làn da không được vệ sinh sạch sẽ vào cuối ngày là cơ hội để mụn hoành hành.
Vệ sinh da không đủ sạch cũng gây tắc chân lông thúc đẩy mụn phát triển. Đối với da mụn nhẹ hoặc dễ nổi mụn, không tẩy da chết thường xuyên sẽ làm tình trạng mụn nặng hơn. Tuy nhiên, lạm dung các chất tẩy mạnh và làm sạch quá nhiều lần trong ngày lại dễ dàng bào mỏng da, khiến da bị kích ứng, lớp hàng rào bảo vệ không còn đủ khỏe mạnh.
Không khí, môi trường sống bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân mụn trứng cá các loại xuất hiện trên da bạn. Bên cạnh nguồn nước và thực phẩm tác động trực tiếp thì thời tiết và không gian sống cũng đều là tác nhân trong quá trình hình thành mụn trứng cá.
Trời lạnh hoặc ngồi lâu trong phòng điều hòa thường xuyên khiến da cảm nhận được sự mất nước, tuyến bã nhờn nhận được báo động sẽ tích cực làm việc nhiều hơn để đẩy lớp dầu lên bề mặt giữ ẩm cho da. Quá nhiều dầu thừa, kết hợp cùng da chết và vi khuẩn tích tụ tất nhiên sẽ nổi mụn.
Các vật dụng tiếp xúc trực tiếp bề mặt da cũng cần được vệ sinh sạch sẽ: dụng cụ trang điểm, điện thoại, bàn ghế, lớp mền gối thậm chí là tóc. Đối với các vận động viên không chị bị mụn trứng cá ở cằm, vai, trán vì dụng cụ thể thao tiếp xúc da mặt (quả tạ, gậy golf, gậy tennis, nón bảo hiểm, mũ bảo hộ mặt, v.v…) mà toàn thân có thể lên mụn vì quần áo thi đấu kín, bám dính mồ hôi, bụi bẩn.
Chế độ ăn uống không lành mạnh, món ăn nhiều đường, lạm dụng sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò và nicotine trong thuốc lá kích thích mụn nhiều hơn.
5. Vị trí mọc mụn trứng cá thường gặp
Thực tế diện tích hoạt động của mụn trứng cá có thể rộng khắp cơ thể. Những hình ảnh mụn trứng cá thường thấy nhất vẫn ở các vùng da mặt: trán, má, mũi, vùng quanh miệng và cằm.
Mụn trứng cá ở trán
Mụn trứng cá được tìm thấy ở trán sẽ có 2 loại phụ thuộc vào lý do thường gặp khác nhau.
Vị trí mọc mụn trứng cá theo đường chân tóc, sẽ có thể liên quan đến các lý do về dầu gội và mỹ phẩm. Đặc biệt là các sản phẩm chăm sóc tóc, vì kết cấu của chúng thường ở dạng đặc, có nhiều dầu để cung cấp dưỡng chất cho tóc, không làm sạch kỹ có thể gây bí lỗ chân lông.
Vị trí trán thấp hơn, thuộc vùng chữ T trên mặt, nếu lên mụn thì thông thường vì lý do da dầu.
Nhìn chung, khu vực trán thường xuyên tiếp xúc bụi bẩn, ánh nắng và đổ mồ hôi nhiều hơn các khu vực da mặt khác nên mụn trán khá phổ biến.
Mụn trứng cá ở mũi
Tiếp đến là phần mũi của vùng chữ T. Đây là khu vực đổ dầu thường xuyên do tuyến bã hoạt động khá mạnh để giữ ẩm cho da. Trên chóp và hai bên cánh mũi là vị trí nổi mụn đầu đen, mụn cám rõ nhất trên mặt. Một số bạn, vẫn có khả năng nổi mụn trứng cá nặng như bọc mủ, mụn viêm đỏ ở mũi.
Mụn trứng cá ở cằm
Cằm cũng là một phần của vùng da chữ T đổ nhiều dầu và dễ dàng tìm thấy mụn cám nằm ngay khu vực mặt dưới của cằm, dùng tay sờ dễ dàng cảm nhận thấy các nốt li ti trên da.
Mụn trứng cá ở má
Vùng da má chiếm diện tích lớn trên khuôn mặt và là nơi bị tiếp xúc nhiều nhất với các vật dụng hàng ngày: điện thoại, drap giường, gối, v.v.. Mụn trứng cá bị ngứa và mụn viêm dưới da không quá xa lạ ở vị trí này.
Mụn trứng cá ở môi
Làn da quanh miệng khá mỏng manh nhưng lại chịu nhiều tác động kể cả từ bên trong lẫn bên ngoài: thay đổi nội tiết tố do đến kỳ kinh nguyệt, mang thai, do căng thẳng mệt mỏi, tiết nhiều mồ hôi vùng nhân trung, đôi khi là do vệ sinh chưa sạch sẽ và lạm dụng mỹ phẩm không phù hợp. Ở các bạn nam, khu vực này chịu tác động và dễ bị tổn thương thường xuyên do dao cạo râu. Những món ăn gây mụn trứng cá cũng làm khu vực này bị mụn.
Có rất nhiều nguyên nhân có thể gây ra mụn ở vùng môi, không chỉ mụn cám hay mụn mủ, thậm chí có thể là mụn đinh râu nguy hiểm.
6. Các phương pháp điều trị mụn trứng cá
Tổng quan, có thể áp dụng một số cách hết mụn trứng cá như sau:
1. Làm sạch đủ nhưng vẫn nhẹ nhàng. Tôn trọng làn da bằng cách làm sạch trước tiên, không chỉ giúp giảm mà còn ngăn ngừa mụn với các bạn có làn da dễ bị mụn. Hãy sử dụng các sản phẩm sữa rửa mặt cho da dầu mụn nhạy cảm. Thường xuyên tẩy da chết để không làm tắc lỗ chân lông. Tuy nhiên, bạn bị mụn nặng thì nên cân nhắc không tẩy da chết nhiều và mạnh, tránh làm da kích ứng, tổn thương nhiều hơn.
2. Lựa chọn sản phẩm phù hợp. Mặt mụn trứng cá nên tránh xa các sản phẩm chứa xà phòng và chất tẩy rửa mạnh. Ưu tiên chọn những dạng skincare, chống nắng và trang điểm có lưu ý trên bao bì:
- Oil-free: không chứa dầu
- Non-comedogenic: không gây mụn
- Won’t clog pores: không gây tắc lỗ chân lông