1. Mụn trứng cá là gì?
Mụn trứng cá xuất hiện trên da dưới nhiều biểu hiện tổn thương khác nhau, như: mụn đầu đen, mụn đầu trắng (mụn ẩn), mụn trứng cá mạch lươn và mụn bọc nếu như nốt mụn bị nhiễm khuẩn. Mụn trứng cá không thể truyền nhiễm và không di truyền hoàn toàn. Tuy nhiên, ở những người có bố mẹ, người thân ruột thịt gặp phải da bị mụn viêm nặng, có khả năng cao da bạn sẽ đối mặt với mụn trứng cá.
Dạng mụn này có phạm vi hoạt động rộng khắp cơ thể, từ cổ, mặt, vai đến lưng. Dễ tái phát nếu không làm sạch và chăm sóc da đúng cách, nhất là độ tuổi tuổi dậy thì.
2. Các loại mụn trứng cá phổ biến
Dưới đây là một số loại mụn trứng cá phổ biến:
- Mụn trứng cá đơn: Đây là loại mụn trứng cá phổ biến nhất, thường xuất hiện ở khu vực mắt, mũi và cổ.
- Mụn trứng cá nang: Loại mụn này có khả năng nảy mụn lớn hơn và có thể gây kích ứng nếu bị chọc tổn.
- Mụn trứng cá nước: Thường xuất hiện dưới dạng các nốt nhạt, nhỏ và mềm, thường xuất hiện ở khu vực mặt.
- Mụn trứng cá nang lông: Loại mụn này có khả năng nảy mụn lớn hơn và có thể gây kích ứng nếu bị chọc tổn.
- Mụn trứng cá nang lông: Loại mụn này có khả năng nảy mụn lớn hơn và có thể gây kích ứng nếu bị chọc tổn.
3. Đối tượng bị mụn
Thường gặp nhất là ở thanh thiếu niên, tuy nhiên tất cả các độ tuổi, giới tính đều có thể bị các loại mụn trứng cá, kể cả các bé sơ sinh. Dù vậy, hiện nay, chúng ta có rất nhiều phương pháp hỗ trợ điều trị và không khó để lấy lại thẩm mỹ, sức khỏe làn da.
Mụn trứng cá nhẹ, không sưng mủ có thể chỉ nổi li ti, không gây nhiều bất tiện nhưng nếu lơ là thì khó tránh khỏi da bị mụn viêm. Phòng bệnh luôn tốt hơn chữa bệnh. Bạn vẫn nên tìm hiểu kỹ các cách ngăn ngừa mụn trứng cá hơn là suy nghĩ làm thế nào giảm mụn trứng cá.
4. Triệu chứng của mụn trứng cá
Mụn trứng cá có thể biểu hiện đa dạng tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng và tình trạng da của mỗi người. Cụ thể, những triệu chứng thường gặp bao gồm:
- Mụn đầu trắng: Thường xuất hiện khi lỗ chân lông bị tắc nghẽn và không tiếp xúc với không khí.
- Mụn đầu đen: Xuất hiện khi lỗ chân lông mở, cho phép không khí tiếp xúc với bã nhờn và tế bào chết bên trong.
- Sẩn đỏ: Những nốt sưng nhỏ màu đỏ thường xuất hiện trên da, không có mủ.
- Mụn mủ: Những nốt mụn có đầu trắng hoặc vàng, chứa đầy mủ bên trong.
- Mụn bọc: Khối lớn, cứng dưới da, thường gây đau, sưng viêm và có thể chứa nhiều mủ.
Mụn trứng cá không chỉ ảnh hưởng đến thẩm mỹ mà còn có thể gây ra cảm giác khó chịu và đau đớn. Việc điều trị kịp thời và đúng cách sẽ giúp cải thiện tình trạng da và ngăn ngừa các biến chứng nghiêm trọng hơn.
5. Nguyên nhân gây mụn trứng cá
Đa phần thương tổn làn da hình thành mụn xuất phát từ lỗ chân lông bị bí tắc. Nếu da đang không thông thoáng bởi dầu thừa và tế bào da chết, và tiếp tục chịu thêm ảnh hưởng từ các yếu tố có hại và vi khuẩn, sẽ hình thành mụn trứng cá bọc, mụn nang, mụn viêm mủ. Từ đâu lỗ chân lông bị tắc? Chắc chắn phải kể đến hai nguyên nhân đáng chú ý: sinh lý nội tiết và thói quen sinh hoạt.
Nội tiết tố
Các tác động từ nội tiết tố sẽ là nguyên nhân sinh lý nội tiết gây ra mụn. Các giai đoạn phát triển trong đời: dậy thì, kinh nguyệt hàng tháng, mang thai.
Hiểu đơn giản, khi bạn lớn lên, các tế bào ở lỗ chân lông của bạn cũng trưởng thành và lớn theo. Chúng tiết nhiều dầu hơn nên bắt đầu giai đoạn tuổi dậy thì, da bạn có khả năng thay đổi, từ da thường, thành da dầu, hoặc da dễ bị mụn.
Đối với làn da của những bạn gái khi đến kỳ, hoặc phụ nữ ở giai đoạn đầu mang thai, nội tiết tố cũng có thể thay đổi. Bã nhờn được tiết ra nhiều hơn trong một thời gian ngắn, gây bí tắc lỗ chân lông và hình thành mụn. Tình trạng mụn này có thể chấm dứt khi hết chu kỳ, hoặc sau khi sinh em bé.
Các tác nhân khác
Mụn trứng cá trên mặt lại hay đến từ những thói quen sinh hoạt tưởng chừng không liên quan. Bạn thường xuyên trang điểm? Lớp trang điểm dày, sản phẩm trang điểm chứa nhiều dầu, kem chống nắng không phù hợp và làn da không được vệ sinh sạch sẽ vào cuối ngày là cơ hội để mụn hoành hành.
Vệ sinh da không đủ sạch cũng gây tắc chân lông thúc đẩy mụn phát triển. Đối với da mụn nhẹ hoặc dễ nổi mụn, không tẩy da chết thường xuyên sẽ làm tình trạng mụn nặng hơn. Tuy nhiên, lạm dung các chất tẩy mạnh và làm sạch quá nhiều lần trong ngày lại dễ dàng bào mỏng da, khiến da bị kích ứng, lớp hàng rào bảo vệ không còn đủ khỏe mạnh.
Không khí, môi trường sống bị ô nhiễm cũng là nguyên nhân mụn trứng cá các loại xuất hiện trên da bạn. Bên cạnh nguồn nước và thực phẩm tác động trực tiếp thì thời tiết và không gian sống cũng đều là tác nhân trong quá trình hình thành mụn trứng cá.
Trời lạnh hoặc ngồi lâu trong phòng điều hòa thường xuyên khiến da cảm nhận được sự mất nước, tuyến bã nhờn nhận được báo động sẽ tích cực làm việc nhiều hơn để đẩy lớp dầu lên bề mặt giữ ẩm cho da. Quá nhiều dầu thừa, kết hợp cùng da chết và vi khuẩn tích tụ tất nhiên sẽ nổi mụn.
Các vật dụng tiếp xúc trực tiếp bề mặt da cũng cần được vệ sinh sạch sẽ: dụng cụ trang điểm, điện thoại, bàn ghế, lớp mền gối thậm chí là tóc. Đối với các vận động viên không chị bị mụn trứng cá ở cằm, vai, trán vì dụng cụ thể thao tiếp xúc da mặt (quả tạ, gậy golf, gậy tennis, nón bảo hiểm, mũ bảo hộ mặt, v.v…) mà toàn thân có thể lên mụn vì quần áo thi đấu kín, bám dính mồ hôi, bụi bẩn.
Chế độ ăn uống không lành mạnh, món ăn nhiều đường, lạm dụng sữa bò và các chế phẩm từ sữa bò và nicotine trong thuốc lá kích thích mụn nhiều hơn.
6. Các yếu tố góp phần hình thành mụn trứng cá
Yếu tố ban đầu gây nên các loại mụn nói chung nằm ở việc da không thông thoáng bởi dầu thừa, da chết che kín lỗ chân lông. Hình thành nên những loại mụn không viêm. Sau đó, với sự xâm nhập của vi khuẩn sẽ thúc đẩy mụn sưng viêm hoặc mụn viêm mủ.
Tăng tiết bã nhờn
Da bị mụn chưa chắc đã là da dầu và tất nhiên, da dầu cũng không nhất thiết sẽ mọc mụn.
Da dầu hoặc đột nhiên tăng tiết dầu có thể vì một số nguyên nhân nội sinh sau đây: hormone Androgen tăng cao trong cơ thể và enzyme Alpha Reductase nhiều lên. Hoặc vì những lý do như khi bạn đổ nhiều mồ hôi hơn, bị căng thẳng và chịu nhiều áp lực, môi trường xung quanh ô nhiễm, da tiếp xúc nắng thường xuyên, ở quá lâu trong môi trường điều hòa, v.v.. Bố mẹ hoặc gia đình bạn là những người có làn da dầu thì khả năng cao điều này cũng sẽ di truyền trên làn da bạn.
Trong bã nhờn sẽ bao gồm các acid béo, lipid các loại, squalene và vitamin E. Thành phần acid béo, lipid, squalene giúp giữ cho da luôn ẩm, mượt, căng bóng. Vitamin E giúp chống oxy hóa cho bã nhờn, giúp bã nhờn luôn ở trạng thái khỏe mạnh, không đặc lại gây bít tắc.
Một khi da bị tăng tiết bã thì có nhiều khả năng bị oxy hóa cao. Khi bã nhờn bị thay đổi trạng thái về mặt số lượng (tăng tiết bã) hoặc chất lượng (bị oxy hóa) sẽ gây nên tình trạng bít tắc lỗ chân lông, từ đó dễ gây mụn.