Dù thời tiết nắng nóng, cũng không thể ngừng sử dụng kem dưỡng

Ngứa là một phản ứng bản năng

Ngứa là một cảm giác khó chịu gây nên phản xạ gãi. Bạn có thể bị ngứa tạm thời hoặc mãn tính, ngứa ở một vị trí nhất định hoặc ngứa toàn thân, kèm theo các dấu hiệu có thể nhìn thấy (mảng đỏ, phát ban trên da) hoặc không nhìn thấy được. Thông thường, nếu da bị ngứa mãn tình thì tình trạng ngứa ngáy sẽ kéo dài trên 6 tuần.

Làn da của tất cả chúng ta đều có lúc bị ngứa nhưng chúng ta thường không quan tâm đến lý do. Về mặt cơ bản, làn da có những thụ thể hết sức nhạy cảm, chúng ghi nhận hầu hết mọi tác động. Khi những thụ thể này nhận được tín hiệu da đang bị “tấn công”, chúng sẽ gửi cảnh báo đến não, não sẽ lệnh cho cơ thể phản ứng với kích thích xúc giác này bằng cách kích hoạt phản xạ gãi. 

Ngứa da là tình trạng khá phổ biến 

Trên thế giới, ước tính khoảng một phần ba dân số(1) đang bị ảnh hưởng bởi tình trạng ngứa, bất kể địa lý và tuổi tác. Ai cũng  đều có thể bị ngứa, từ trẻ sơ sinh đến người già, với đa dạng lý do. Chỉ ra chính xác nguyên nhân gây nên ngứa da thực sự là một thách thức.

(1) Đánh giá mức độ nghiêm trọng và gánh nặng của ngứa (2016) bởi Pereira MP và Ständer S.

2. Nguyên nhân gây ngứa da do đâu?

Tại sao da lại bị ngứa? Nguồn gốc thực sự có thể liên quan đến nhiều yếu tố, bao gồm:

picto_sos-spray_Hereditary-reasons

Ngứa da do di truyền từ cha mẹ

Trường hợp này xảy ra nếu bạn bị viêm da dị ứng hoặc vảy nến ngứa, cả hai đều là tình trạng da di truyền. Ở bệnh nhân dị ứng, chức năng hàng rào da suy yếu, cho phép các chất gây dị ứng dễ dàng đi qua. Cùng lúc đó, hệ thống miễn dịch bị rối loạn chức năng và da bị viêm sẽ gây ngứa dữ dội.

picto_sos-spray_Other-pathologies

Ngứa da do các bệnh lý da liễu phổ biến

Bên cạnh nguyên nhân di truyền, một số bệnh da liễu như chàm, ghẻ, thủy đậu, bệnh tổ đỉa, viêm nang lông, nấm ngoài da, và viêm da tiết bã cũng là lý do khiến da bạn bị ngứa ngáy.

Hoặc đơn giản hơn, chỉ là da bạn đang quá khô, hay đang dị ứng với một số loại thực phẩm nhất định (có thể chỉ là những món ăn đơn giản, như: tôm, mực, thịt bò, v.v..) hoặc một số loại thực vật xung quanh (như: phấn của một loài hoa nào đó, cây thường xuân, v.v..). Hạn chế tiếp xúc những nguyên nhân này, có thể giúp bạn cải thiện tình trạng ngứa ngáy đáng kể. 

picto_sos-spray_Itching-affecting

Ngứa da do một số mầm bệnh nguy hiểm trong cơ thể

Nghe thì có vẻ không liên quan, nhưng thực tế: suy thận, suy giáp, tiểu đường, xơ gan, tắc nghẽn ống mật, các bệnh về máu, ung thư hạch Hodgkin hoặc u lympho tế bào T ở da, và cả HIV cũng sẽ có dấu hiệu như ngứa ngáy trên da. Hãy lưu ý tình trạng sức khỏe của bạn, thăm khám bác sĩ kịp thời, làm một số xét nghiệm cần thiết nếu có triệu chứng ngứa kéo dài mà không rõ nguyên nhân.

picto_sos-spray_mask

Ngứa da do đeo khẩu trang

Ngày nay, việc đeo khẩu trang đã trở thành một phần thiết yếu, nhưng điều đó lại có thể dẫn đến tình trạng ngứa da mãn tính:

  • Khẩu trang tạo ra ma sát trên da và làm hỏng hàng rào bảo vệ da mặt, từ đó có thể gây ngứa. Bạn nên dùng khẩu trang cotton để hạn chế phản ứng này.
  • Việc đeo khẩu trang trong thời gian dài và lặp đi lặp lại tạo điều kiện cho vi khuẩn sinh sôi và có thể dẫn đến bệnh chàm. Để khắc phục vấn đề này bạn nên thay khẩu trang sau mỗi 4 giờ.
  • Một số bệnh lý như viêm da cơ địa có thể trầm trọng hơn từ việc đeo khẩu trang.

ngứa da do dị ứng

Ngoài các bệnh lý và vấn đề về da, một số yếu tố bên trong cơ thể hoặc môi trường có thể gây ra ngứa nặng hơn:

  • Căng thẳng - Bao gồm cả căng thẳng và lo lắng do chính cơn ngứa gây ra
  • Đổ mồ hôi nhiều - Nên tắm sau khi vận động mạnh và mở cửa sổ để không khí lưu thông (đặc biệt là vào ban đêm)
  • Tắm nước nóng lâu - Tránh ngâm mình trong nước nóng hơn 5-10 phút (tối đa 35°C)
  • Mỹ phẩm và đồ gia dụng chứa chất tẩy rửa mạnh - Hãy chọn các sản phẩm dịu nhẹ cho da
  • Quần áo bó sát hoặc làm từ các loại vải dễ gây xước da - Ưu tiên cotton và các chất thay thế tự nhiên, mềm mại hơn là len và sợi tổng hợp.
  • Một số chất hóa học nhất định - Như clo trong bể bơi.
  • Các yếu tố môi trường - Như ô nhiễm, nhiệt độ, chất gây dị ứng trong không khí, độ cứng của nước, lò sưởi và khói thuốc lá.
  • Thay đổi nhiệt độ đột ngột - Ví dụ, đột ngột ra ngoài trời nóng từ phòng máy lạnh.

Theo một nghiên cứu tiến hành tại Pháp, 40% số người(2) nói rằng tình trạng ngứa thường dữ dội hơn khi họ nằm nghỉ. Vào ban đêm, một số tình trạng ngứa như bệnh chàm thường nặng hơn. Nổi mề đay cũng sẽ ngứa nhiều hơn vào buổi tối và lúc thức dậy buổi sáng.

Không có gì đáng ngạc nhiên khi da bị ngứa thường xuyên hơn vào ban đêm. Cơ thể và làn da có thể thay đổi liên tục dưới tác động của đồng hồ sinh học:

  • Vào ban đêm, máu lưu thông để giảm nhiệt độ cơ thể nhằm giúp ta dễ ngủ. Nên nhiệt độ làn da tăng cao để đẩy nhiệt lượng ra ngoài thông qua sự thoát hơi nước, từ đó gây ra cảm giác ngứa nặng hơn. 
  • Hàng rào bảo vệ da cũng yếu đi vào ban đêm, khiến các yếu tố bên ngoài dễ dàng xâm nhập dẫn đến ngứa nhiều hơn. 

Bạn nên mở cửa sổ để không khí lưu thông trong phòng ngủ và ở những khu vực khí hậu lạnh, hãy giữ cho hệ thống sưởi ở mức thấp nhất.

(2) L. Misery và C. Taieb, “Dịch tễ học bệnh ngứa ở Pháp”, Ann. Dermatol. Veneorol., Tập 138, 2011

ngứa da gây khó chịu

  • Gãi làm tổn thương da và gây ra cảm giác đau nhẹ khiến não bạn mất tập trung tạm thời trong giây lát. Các nhà nghiên cứu(3) đã chỉ ra rằng sau một vài giây dễ chịu đó, gãi sẽ kích thích cảm giác ngứa dữ dội hơn. 
  • Hơn nữa, động tác gãi làm hỏng hàng rào bảo vệ da, tạo không gian cho vi khuẩn và chất gây dị ứng xâm nhập nhiều hơn.
  • Để phản ứng lại, các tế bào da sẽ gửi cảnh báo đến não.
  • Da vốn đã mỏng manh khi  bị gãi sẽ còn dễ viêm nhiễm hơn. Điều này dẫn đến hậu quả là các cơn ngứa sẽ gia tăng và bạn phải gãi mạnh hơn. 

Trong một số trường hợp nghiêm trọng, gãi sẽ trở thành một hành vi vô thức mãn tính làm da phản ứng mạnh hơn, khiến da ngứa lâu hơn!

(3) Tiến sĩ Zhou-Feng Chen, Nghiên cứu của Trung tâm Ngứa & Rối loạn Cảm giác, Đại học Washington ở Saint-Louis

gãy nhiều khi ngứa da

6. Làm thế nào để làm dịu da khi bị ngứa?

Làm thế nào bạn có thể giảm hoặc thậm chí hết ngứa mà không cần gãi? Dưới đây là 3 mẹo đơn giản giúp bạn cảm thấy thoải mái hơn.

Dưỡng ẩm da mỗi ngày (2 lần/1 ngày)

Cung cấp độ ẩm cho da bằng các sản phẩm dưỡng ẩm dịu nhẹ ngay cả khi bạn không bị ngứa. Kem chống ngứa sẽ củng cố hàng rào bảo vệ da, ngăn chặn các chất gây dị ứng và kích ứng làm da ngứa thêm.

your-skin_SOS-spray_article1_Moisturise-your-skin-every-day

Nếu có bị ngứa da, hãy gãi nhẹ thôi 

Nếu ngứa quá nhiều, hãy gãi bằng lòng bàn tay, viên đá hoặc gỗ có bề mặt nhẵn. Giữ móng tay ngắn để giảm nguy cơ nhiễm trùng. Khi da được làm lạnh cũng sẽ giảm ngứa, hãy chườm túi gel đá hoặc bọc đậu Hà Lan trong túi trà để chườm cũng có hiệu quả tương đương.

your-skin_SOS-spray_article1_Scratch-yourself

Đánh lạc hướng bản thân để không tập trung vào cơn ngứa 

Khi cơn ngứa bắt đầu, hãy thử nấu ăn, chạy bộ, thiền, vẽ hay thậm chí làm vườn. Hoạt động chân tay giúp bạn quên đi cơn ngứa tạm thời.

your-skin_SOS-spray_article1_Distract-yourself

7. Bạn đã biết 5 bước làm giảm tình trạng ngứa da hoàn toàn tự nhiên? 

Dù là ngứa tạm thời hay mãn tính, việc kiểm soát và giảm ngứa đều bắt đầu bằng các sản phẩm chăm sóc làm dịu da:

  • Gel tắm làm dịu, không gây kích ứng da và tôn trọng làn da.
  • Kem dưỡng ẩm dành cho da nhạy cảm làm mềm da giúp nuôi dưỡng và củng cố hàng rào bảo vệ da. Chọn loại kem làm dịu da ngứa có kết cấu phù hợp với cơ địa của bạn.
  • Nếu ngứa liên quan đến một bệnh lý cụ thể, nên  khám bác sĩ để được kê thuốc điều trị.
  • Thuốc xịt chống ngứa khẩn cấp để giảm ngứa tức thì, hạn chế cảm giác muốn gãi.
  • Làm dịu cơn ngứa ngay lập tức và củng cố chức năng hàng rào bảo vệ da bằng sản phẩm làm mát da mùa nóng, nơi khí hậu nhiệt đới ẩm.

8. Một số các câu hỏi liên quan đến bệnh ngứa da 

Ngứa da có phải dấu hiệu ung thư?

Theo nghiên cứu năm 2018 trên 16.000 người trong Hệ thống Y tế Johns Hopkins chỉ ra rằng những bệnh nhân gặp tình trạng ngứa da toàn thân có nhiều khả năng bị ung thư hơn những bệnh nhân không ngứa. Các loại ung thư thường gặp nhất liên quan đến ngứa bao gồm:

  • Ung thư da
  • Bệnh ung thư tuyến tụy
  • Lymphoma
  • Hodgkin
  • Bệnh đa hồng cầu
  • Ung thư đường mật
  • Ung thư túi mật
  • Ung thư gan

Da bị ngứa, khi nào đến gặp bác sĩ?

Các triệu chứng ngứa da nên đi khám gồm:

  • Ngứa kéo dài liên tục hơn 2 ngày
  • Nước tiểu của bạn sẫm màu như màu trà
  • Da của bạn chuyển sang màu vàng
  • Bạn gãi da cho đến khi nó bị loét hoặc chảy máu
  • Phát ban nặng hơn khi bôi thuốc mỡ hoặc kem
  • Da c đỏ tươi hoặc có mụn nước đóng vảy
  • Có mủ hoặc dịch tiết ra từ da có mùi khó chịu
  • Không thể ngủ qua đêm vì ngứa
  • Dấu hiệu của một phản ứng dị ứng nghiêm trọng như khó thở , phát ban hoặc sưng mặt hoặc cổ họng

Chăm sóc da ban ngày

Da nhạy cảm rất khô, kích ứng đến viêm da cơ địa

Sáng chế Skin barrier therapy™

Atoderm Intensive baume

(2 Nhận xét)

Kem dưỡng ẩm dịu nhẹ và chống ngứa chuyên sâu.

Đối tượng sử dụng

Dành cho cả gia đình (trừ trẻ sinh non)

Sản phẩm làm sạch hàng ngày rửa lại với nước

Da nhạy cảm rất khô, kích ứng đến viêm da cơ địa

Sáng chế Skin barrier therapy™

Atoderm Intensive Gel moussant

(2 Nhận xét)

Gel tắm làm sạch và chống ngứa dịu nhẹ.

Đối tượng sử dụng

Dành cho cả gia đình (trừ trẻ sinh non)